Giải Lịch Sử lớp 7 Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII)

  • Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII) trang 1
  • Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII) trang 2
  • Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII) trang 3
  • Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII) trang 4
  • Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII) trang 5
sự SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONC KIẾN TẬP ỌUYÊN (Thế kỉ XVI - XVIII)
HƯỚNG DẤN HỌC
Mục tiêu bài học
Hiểu và trình bày được một cách khái quát:
Bức tranh chính trị, xã hội Việt Nam ở các thế kỉ XVI - XVIII : Sự sa đoạ của triều đình phong kiến, những phe phái dẫn đến mâu thuẫn, xung đột, tranh giành quyền lực ngày càng gay gắt trong nội bộ giai cấp thống trị.
Những biểu hiện về sự suy yếu của nhà Lê ngày càng rõ nét trên các mặt chính trị, xã hội. Nguyên nhân và hậu quả của tình hình đó.
Sự suy thoái của nhà nước phong kiến tập quyền dẫn đến màu thuẫn xã hội sâu sắc và sự căm phẫn của các tầng lớp nhân dân, làm bùng nổ những cuộc đấu tranh của nông dân Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương.
Kiến thức cơ bản
Mục I. Tình hình chính trị - xã hội
Triều đình nhà Lê
Từ đầu thế kỉ XVI, vua, quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng cung điện, lâu đài tốn kém.
Nội bộ triều Lê "chia bè kéo cánh", tranh giành quyền lực. Dưới triều Lê Uy Mục, quý tộc ngoại thích nắm hết quyền lực, giết hại công thần nhà Lê. Dưới thời Lê Tương Dực, tướng Trịnh Duy Sản gây bè phái, đánh giết nhau liên miên suốt hơn 10 năm.
Phong trào khởi nghĩa nông dân ở đầu thê kỉ XVI
Nguyên nhân : Lợi dụng triều đình rối loạn, quan lại ớ địa phương "cậy quyền thế ức hiếp dân, vật dụng trong dân gian cướp lấy đến hết", "dùng của như bùn đất - coi dân như cỏ rác". Đời sống nhân dân, nhất là nông dân, lâm vào cảnh khốn cùng.
Diễn biến : Từ năm 1511, các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở nhiều nơi trong nước. Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo ở Đông Triều (Quảng Ninh) năm 1516, nghĩa quân cạo trọc đầu chỉ để ba chỏm tóc, gọi là quân ba chỏm. Nghĩa quân ba lần tấn công Thăng Long, có lần chiếm được thành, vua Lê phải chạy vào Thanh Hoá.
Kết quả : Các cuộc khởi nghĩa lần lượt bị đàn áp và thất bại, nhưng đã góp phần làm cho triều đình nhà Lê mau chóng sụp đổ.
Mục II. Các cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn
Chiến tranh Nam - Bắc triều
Nguyên nhân : Mạc Đăng Dung vốn là võ quan trong triều, đã tiêu diệt các thế lực đối lập, thâu tóm mọi quyền hành, cương vị như tể tướng. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc (sử cũ gọi là Bắc triều).
Diễn biến :
+ Năm 1533, Nguyền Kim, một võ quan triều Lê đã chạy vào Thanh Hoá, lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc" (sử cũ gọi là Nam triều).
+ Hai tập đoàn phong kiến này đánh nhau liên miên hơn 50 nãm, chiến trường kéo dài suốt một vùng từ Thanh Hóa, Nghệ An trở ra Bắc, gây nhiều đau khổ cho nhân dân. Đến năm 1592, Nam triều chiếm được Thăng Long, họ Mạc chạy lên Cao Bằng, chiến tranh Nam - Bắc triều mới chấm dứt.
— Hậu quả : Nhân dân bị đói khổ, đất nước bị chia cắt.
* Chiến tranh Trịnh - Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài
Nguyên nhân : Nãm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay nắm toàn bộ binh quyển, hình thành thế lực họ Trịnh. Người con cả của Nguyễn Kim là Nguyễn Uông bị đầu độc chết, người con thứ là Nguyễn Hoàng đã được vào trấn thủ Thuận Hoá, Quảng Nam. Từ đó hình thành thế lực họ Nguyễn.
Diễn biến :
+ Đầu thế kỉ XVII, cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ. Trong thời gian từ năm 1627 đến năm 1672, họ Trịnh và họ Nguyễn đánh nhau bảy lần, vùng đất Quảng Bình, Hà Tĩnh trở thành chiến trường.
+ Không tiêu diệt được nhau, hai bên lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới chia cắt đất nước, kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII.
Hậu quả : Đất nước bị chia cắt. Nhân dân bị đói khổ, li tán.
+ Ở Đàng Ngoài, đến đời Trịnh Tùng thì xưng vương, xây dựng phủ chúa bên cạnh triều Lê ; tuy nắm mọi quyền hành nhưng vẫn phải dựa vào vua Lê, nhân dân gọi là "vua Lê - chúa Trịnh".
+ Ở Đàng Trong, con cháu họ Nguyễn cũng truyền nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là "chúa Nguyễn".
Cách học
Mục I. Dựa vào nội dung SGK, nắm được những biểu hiện sa đoạ của triều đình nhà Lê đầu thế kỉ XVI từ ăn chơi xa xỉ đến chia bè, kéo cánh, giết hại lẫn nhau để thấy được sự suy yếu của nhà Lê từ đầu thế kỉ XVI.
Từ những sự kiện nêu ở nội dung mục 2 SGK, cần rút ra được nguyên nhân dẫn đến phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI là do mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân với địa chủ, giữa nhân dân với nhà nước phong kiến. Cần dựa vào lược đồ SGK (tr. 106) để nắm được diễn biến của các cuộc khởi nghĩa nông dân bấy giờ.
Mục II. Cần lập bảng hệ thống niên biểu và'diễn biến chính về cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và chiến tranh Trịnh - Nguyễn, kết hợp với sử dụng bản đồ ở trang 24 (tập Bản đồ và tranh ảnh Lịch sử 7, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009) để nắm được một cách khái quát về các cuộc chiến tranh và hậu quả của nó.
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Câu 1. Dựa vào những sự kiện trình bày ở SGK để nắm được từ đầu thế kỉ XVI nhà nước Lê sơ bước vào thời kì suy yếu (thể hiện ở sự ăn chơi xa xỉ của vua, quan, mâu thuẫn nội bộ sâu sắc...) là nguyên nhân dãn đến phong trào nông dân khởi nghĩa ở đầu thế kỉ XVI.
Câu 2. Dựa vào sự suy yếu của nhà Lê và đời sống khổ cực của các tầng lớp nhân dân lao động cũng như diễn biến lịch sử lúc bấy giờ để thấy được các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI đều thất bại nhưng có ý nghĩa làm cho triều đình suy yếu của nhà Lê nhanh chóng sụp đổ.
Câu 3. Trả lời cho câu hỏi nêu hậu quả của chiến tranh Nam - Bắc triều và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài. Cần nhìn nhận hậu quả đối với nền kinh tế (nông, thủ công, thương nghiệp), đời sống của nhân dân, sự trì trệ của đất nước do chiến tranh nhiều năm và đất nước bị chia cắt do các tập đoàn phong kiến gây nên.
Câu 4. Em có nhận xét gì về tình hình chính trị, xã hội nước ta ở các thế kỉ XIV. Để trả lời câu hỏi này, học sinh cần xem xét từ các sự kiện lịch sử đã diễn ra thời bấy giờ ; nội bộ giai cấp phong kiến thống trị sa đoạ, mâu thuẫn nội bộ, mâu thuẫn giữa nhân dân và nhà nước sâu sắc, phong trào nông dân khởi nghĩa bùng nổ ; các cuộc chiến tranh phong kiến kéo dài, đất nước bị chia cắt để rút ra nhận xét.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIEM tra, đánh giá
Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
Nhà Lê suy sụp vì nhiều nguyên nhân, ngoại trừ nguyên nhân sau
vua quan ăn chơi xa xỉ.
nội bộ triều đình chia rẽ, tranh giành quyền lực. c. nhân dân nổi dậy khắp nơi.
D. các thế lực phong kiến Trung Quốc tiếp tục xâm lấn, quấy nhiễu ở biên giới phía bắc.
Tiêu biểu nhất trong các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI là
cuộc khởi nghĩa của Trần Tuân cuối năm 1511.
cuộc khởi nghĩa của Lê Hi, Trịnh Hưng năm 1512.
c. cuộc khởi nghĩa của Phùng Chương năm 1515.
D. cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo năm 1516.
Phong trào nông dân thê' kỉ XVI có ý nghĩa là
buộc triều đình phải đề ra những chính sách cải thiện đời sống nhân dân.
làm cho nhà Lê ngày càng suy yếu.
c. lật đổ nhà Lê, thiết lập một triều đại mới, tiến bộ.
D. mở ra một thời đại mới trong lịch sử dân tộc.
Nhà Lê bị lật đổ, nhà Mạc thành lập, song đất nước lại bị phân chia thành
miền Nam - miền Bắc.	c. Đàng Trong - Đàng Ngoài.
Nam triều - Bắc triều.	D. Bắc Kì - Nam Kì.
Câu 2. Hãy trình bày tóm tắt tình hình chính trị, xã hội nước ta ở các thế kỉ
XVI - xvm.
Câu 3. Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn đã dẫn đến hậu quả như thế nào ?