Giải Lịch Sử lớp 9 Bài 14: Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

  • Bài 14: Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất trang 1
  • Bài 14: Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất trang 2
  • Bài 14: Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất trang 3
  • Bài 14: Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất trang 4
  • Bài 14: Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất trang 5
Phần hai
LỊCH SỮMỆT NAM TU NÃM 1319 ĐẾN NAY
74. V1|T NAM SAU CH|ỀN TRANH THÉ G|(j| THỨ NHẤT
HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Hiểu và trình bày được :
Bối cảnh, nội dung cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
Sự biến đổi, phân hoá cúa xã hội Việt Nam (về giai cấp, tư tưởng) dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai và những chính sách cai trị của thực dân Pháp.
Kiến thức cơ bản
Mục ỉ. Chương trình khui thúc thuộc dĩa lần thứ hai của thực dân Pháp
-Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất két thúc, Pháp là nước thắng trận, nhưng bị tàn
phá nạng nề, nền kinh tê' kiệt quệ. Tư bán Pháp vừa đẩy mạnh bóc lột nhân dân trong nước, vừa đẩy mạnh chương trình khai thác thuộc địa để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra.
-Chính sách khai thác thuộc địa lấn thứ hai của Pháp :
+ Trong nông nghiệp, Pháp tăng cường đầu tư vốn, chủ yếu vào các đồn điền cao su, làm cho diện tích trồng cây cao su tâng lên nhanh chóng.
+ Trong công nghiệp, Pháp chú trọng khai mỏ, sô' vốn đấu tư tăng, nhiều công ti mới ra đời. Pháp còn mở thêm một số cơ sở công nghiệp chế biến.
+ Về thương nghiệp, phát triển hơn trước. Pháp độc quyền, đánh thuế nặng hàng hoá các nước nhập vào Việt Nam.
+ Trong giao thông vận tải. đầu tư phát triển thêm, đường-sắt xuyên Đông Dương được nối liền nhiều đoạn.
+ Ngàn hàng Đông Dương nắm quyền chi huy các ngành kinh tê Đông Dương.
Mục II. Các chính sách chinh trị, văn hoá, giáo (lục
-Về chính trị, Pháp thực hiện chính sách "chia để trị", thâu tóm mọi quyền hành, cấm đoán mọi quyền tự do dân chủ, thẳng tay đàn áp, khùng bố...
-Về văn hoá giáo dục, Pháp khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội, hạn chế mở trường học...
Mục III. Xã hội Việt Nam phân hoá
Giai cấp địa chủ phong kiến ngày càng câu kết chật chẽ và làm tay sai cho Pháp, áp bức bóc lột nhân dân. Có một bộ phận nhó có tinh thần yêu nước.
Giai cấp tư sản ra đời sau chiến tranh, trong quá trìnỊi phát triển, phân hoá thành hai bộ phận : tư sản mại bản làm tay sai cho Pháp, tư sản dân tộc ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc và phong kiến.
Tầng lớp tiểu tư sản thành thị, tăng nhanh về sô' lượng, nhưng bị chèn ép, bạc đãi, đời sống bấp bênh. Bộ phận trí thức, sinh viên, học sinh có tinh thần hãng hái cách mạng và là một lực lượng của cách mạng.
Giai cấp nông dân chiếm trên 90% dân số, bị thực dân, phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề. Họ bị bần cùng hoá, đây là lực lượng hăng hái và đông đảo của cách mạng.
Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, bị áp bức bóc lột, có quan hệ gắn bó với nông dân, có truyền thống yêu nước,... vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng.
Ã	p
Cách học
Mục I. Về chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp :
Học sinh tìm hiểu SGK và trả lời câu hỏi ở cuối mục để nêu được vì sao thực dân Pháp đẩy mạnh chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai.
Dựa vào SGK, nêu rõ chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai đã diễn ra ở các lĩnh vực cụ thể : nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng.
Để hiểu rõ hơn mục đích chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, học sinh dựa vào sự hướng dẫn của giáo viên khai thác Hình 27. Nguồn lợi cùa tư bản Pháp ỏ Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ hai và trả lời câu hỏi thứ hai ở cuối mục.
Mục II. Về các chính sách chính trị, văn hoá, giáo dục, học sinh tìm hiểu SGK và tài liệu tham khảo để trả lời 2 câu hỏi cuối mục, nêu rõ những thủ đoạn và mục đích những thủ đoạn đó của thực dân Pháp về chính trị, vãn hoá, giáo dục.
Mục III. Về sự phân hoá của xã hợi Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tìm hiểu SGK về sự phân hoá của từng giai cấp (đặc điếm, thái độ chính trị và khả nãng cách mạng của họ) đối với cuộc cách mạng dân tộc dân chủ : địa chủ phong kiến, tư sản, tiếu tư sản, nông dân, công nhân.
Một sô khái niệm, thuật ngữ
Thuếtlìán : thuế đánh vào đầu người. Thuế đinh : một thứ thuê' dưới chế độ phong kiên - thực dân đánh vào đầu-người - đàn ông.
Văn hoá I1Ô dịch (chính sách) : chính sách vãn hoá của thực dàn Pháp thi hành ờ nước ta trong thời kì thống trị của chúng nhàm xoá bỏ bản sắc vãn hoá dân tộc Việt Nam, gây tâm lí tự ti, khuyến khích các hoạt động mè tín, dị đoan...
Thuộc dịa : nước bị bọn thực dân xâm lược và đặt ách thống trị, áp bức bóc lột, hoàn toàn mất độc lập về kinh tế, chính trị.
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Cáu ỉ. Thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam và Đông Dương ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất vì :
Tuy Pháp là nước thắng trận, nhưng đất nước bị tàn phá nâng nề, kinh tế kiệt quệ. Đê’ bù lại những thiệt hại do chiến tranh, thực dân Pháp đã đẩy mạnh khai thác thuộc địa ở Đổng Dương, trong đó có Việt Nam.
Cáu 2. Chương trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp tập trung vào hầu hết các ngành kinh tế, nhưng chủ yếu vào hai ngành nông nghiệp và công nghiệp.
-Trong nông nghiệp : Pháp đẩy mạnh đầu tư vào nông nghiệp (1927 - 1928 đầu tư 600 triệu phrăng) mà chủ yếu là đồn điền cao su. Diện tích trồng cao su tăng nhanh từ 15 000 lên tới 120 000 hécta nãm 1930. Tính đến 1929, các chú đồn điền Pháp chiếm tới 1,2 triệu ha đất dai, bàng 1/4 đất canh tác ở Việt Nam. Pháp cướp đất của nông dân, biến nông dân mất đất phải làm công cho Pháp ở các đồn điền. Chúng thành lập các công ti lớn : Công ti cao su đất đỏ, Công ti cây trổng nhiệt đới, Công ti Misơlanh. sản lượng cao su xuất kháu táng nhanh.
-Trong còng Hghiệp : Pháp đầu tư lớn vào việc khai thác hầm mỏ, chủ yếu là mỏ than. Bên cạnh các công ti khai thác than cũ còn thành lập các công ti mới : Công ti than Đồng Đăng - Hạ Long, Công ti than và kim khí Đông Dương, Công ti than Đông Triều, Tuyên Quang. Sản lượng khai ịthác than tãng gấp 3 lần. Ngoài khai thác than, tư bản Pháp còn khai thác thiếc, chì, kẽm... ở Cao Bằng, mở rộng thêm một sô' cơ sở công nghiệp ở Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Sài Gòn - Chợ Lớn.
Cáu 3. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã thi hành ở ‘Việt Nam những thú đoạn về chính trị, vãn hoá, giáo dục :
Về chính trị, Pháp thực hiện các chính sách "chia để trị", chia nước ta làm ba kì với ba chế độ chính trị khác nhau. Chia rẽ giữa các dân tộc đa số và thiểu sớ, chia rẽ tôn giáo.
Triệt để lợi dụng bộ máy của bọn cường hào, địa chủ ở nông thôn để củng cố uy quyền và báo vệ sự thống trị của chúng.
- Về văn hoá, giáo dục : chúng triệt để thi hành chính sách văn hoá giáo dục nô dịch, khuyến kh.ích các hoạt động mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội, hạn chế mờ trường học, xuất bản các sách báo công khai đê tuyên truyền cho chính sách khai hoá của thực dân và gieo rắc áo tường hoà bình, hợp tác với bọn thực dân cướp nước và vua quan bù nhìn bán nước.
CÀU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIEM tra, đánh giá
Càu 1. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
Tư bán Pháp thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai vì
đã hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam và đẩy mạnh khai thác, bóc lột về kinh tế.
thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhưng nước Pháp bị tàn phá nặng nề, kinh tế kiệt quệ.
c. giành thắng lợi trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, đẩy mạnh khai thác thuộc địa đê’ làm giàu.
D. bị bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, cần đẩy mạnh khai thác bóc lột về kinh tế ở thuộc địa đẽ’ bù đắp cho chiến tranh.
Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, tư bản Pháp bỏ vốn đầu tư nhiều nhất vào ngành
A. nông nghiệp và khai mỏ.	B. khai mỏ và công nghiệp,
c. nông nghiệp và thương nghiệp.	D. khai mò và giao thông.
Để nắm chặt thị trường Việt Nam và Đông Dương, tư bản Pháp đã
xoá bỏ thuế quan, cho phép hàng hoá nước ngoài được nhập vào Việt Nam.
đánh thuê' nặng vào hàng hoá các nước nhập vào Việt Nam. c. cấm hàng hoá nước ngoài nhập vào thị trường Việt Nam.
D. khuyến khích sự phát triển, trao đổi của nền kinh tế Việt Nam.
Nguồn gốc xuất thân chủ yếu của giai cấp tư sản Việt Nam đầu thế ki XX là
từ tầng lớp đại địa chú.
từ học sinh, sinh viên, trí thức tiểu tư sản.
c. từ tầng lớp công nhân quý tộc được Pháp nuôi dưỡng.
D. từ những tiểu chủ đứng trung gian làm thầu khoán hoặc đại lí bán hàng cho Pháp.
Càu 2. Đánh dấu X vào một trong hai cột trong bảng để xác định thủ đoạn cai trị về chính trị và văn hoá - giáo dục của thực dân Pháp.
Nội dung
Chính trị
Văn hoá - giáo dục
1. Tháu tóm mọi quyền hành trong tay người Pháp.
2. Khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội.
3. Thực hiện chính sách "chia để trị", chia nước ta thành ba kì với ba chế độ chính trị khác nhau.
4. Biến vua quan Nam triều trở thành bù nhìn tay sai.
5. Nhân dân không được hưởng quyền tự do dân chủ.
6. Hạn chế mớ trường học, chủ yếu giành cho người Pháp và con em quan lại tay sai người Việt theo học.
7. Thẳng tay đàn áp, khủng bố các hoạt động yêu nước của nhân dân.
8. Thực hiện chính sách chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo.
9. Triệt để lợi dụng bộ máy cường hào, địa chủ ở nông thôn để củng cớ uy quyền và bộ máy thống trị của chúng.
10. Xuất bàn sách báo công khai đê’ tuyên truyền cho chính sách "khai hoá" văn minh, gieo rắc ảo tưởng hoà bình, hợp tác với bọn thực dân và tay sai.
Càu 3. Xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã phân hoá như thế nào ?
Cáu 4. Em hãy cho biết thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh.