Giải Lịch Sử lớp 9 Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946)

  • Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946) trang 1
  • Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946) trang 2
  • Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946) trang 3
  • Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946) trang 4
  • Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946) trang 5
  • Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946) trang 6
  • Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946) trang 7
clJộc ĐÂ- TRANH BẬQ VỆ YÀ XẬy QỤỊyC CHÍNH ỌUYÊN DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945-1946)
HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Hiểu và trình bày được :
Tinh hình nước ta saụ Cách mạng tháng Tám - những khó khăn to lớn mà nước ta gặp phải sau Cách mạng tháng Tám.
Những biện pháp đúng đắn, sáng suốt, tài tình của Đảng ta đề ra để giải quyết khó khăn sau Cách mạng tháng Tám.
Kiến thức cơ bản
Mục í. Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, hơn 20 vạn quân Tướng Giới Thạch và bọn tay sai phản động ồ ạt kéo vào nước ta, âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng, thành lạp chính quyền tay sai.
Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân Anh cũng kéo vào, dọn đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta.
Các lực lượng phản cách mạng ngóc đấu dậy chống phá cách mạng.
Nền kinh tế nước ta vốn đã nghèo nàn, lạc hâu, còn bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Hậu quả của nạn đói cuối năm 1944 - đầu nãm 1945 chưa được khắc phục, lụt lội, hạn hán diễn ra, sản xuất đình đốn, nạn đói mới đe doạ đời sống nhân dân.
Ngân sách nhà nước hầu như trống rỗng. Nhà nước chưa kiểm soát được Ngân hàng Đông Dương.
Hơn 90% dân số mù chữ, các tệ nạn xã hội tràn lan.
Mục II. Bước đầu xây (lựng ché'độ mới
Ngày 6-1-1946, nhân dan cả nước đi bầu Quốc hội khoá I với hơn 90% cứ tri tham gia.
-Ngày 2-3-1946, Quốc hội họp phiên đầu tiên, lập ra Ban Dự thảo Hiến pháp và thông qua danh sách Chính phú Liên hiệp kháng chiến do Hổ Chí Minh đứng đấu.
Sau đó, cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp và thành lập ưỳ ban hành chính các cấp được tiến hành ờ các địa phương.
Ngày 29-5-1946, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Hội Liên Việt) được thành lập.
Mục III. Diệt giặc đói, giặc dốt vù giải quyết khó khăn về tài chính
Diệt giặc đói : biện pháp trước mắt là tổ chức quyên góp, lập hũ gạo cứu đói, tổ chức "ngày đổng tâm", kêu gọi đồng bào nhường cơm sẻ áo. Biện pháp lâu dài là đẩy mạnh tăng gia sản xuất, chia ruộng đất cho nông dân. Kết quả là nạn đói được đẩy lùi.
-Diệt giặc dốt : Ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ, kêu gọi mọi người tham gia phong trào xoá nạn mù chữ. Các trường học sớm được khai giảng, nội dung và phương pháp dạy học bước đầu đổi mới.
-..Giải quyết khó khăn về tài chính : kêu gọi nhãn dân đóng góp, xây dựng "Quỹ độc lập", phong trào "Tuần lề vàng". Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam (11-1946).
Mục IV. Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chông thực dân Pháp trở lại xám lược
Đêm 22 rạng sáng 23-9-1945, quân Pháp đánh úp trụ sở uỷ ban nhân dân'Nam Bộ, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.
Nhân dân ta anh dũng đánh trả quân xâm lược ở Sài Gòn - Chợ Lớn, sau đó là ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Nhân dân miền Bắc tích cực chi viện cho nhân dãn miền Nam chiến đấu : những đoàn quân "Nam tiến" nô nức lèn đường vào Nam chiến đấu.
Mục V. Đấu tranh chống quân Tướng và bọn phân cách mạng
Nhằm hạn chế sự phá hoại của bọn tay sai của Tường, Quốc hội đổng ý chia cho chúng 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử và một số ghê bộ trướng trong Chính phủ Liên hiệp.
Ta còn nhân nhượng cho Tường một số quyền lợi về kinh tê' như cung cấp lương thực, nhận tiêu tiền "quan kim",...
Mặt khác, Chính phủ ban hành một số sắc lệnh nhằm trấn áp bọn phán cách mạng ; giam giữ, lập toà án quân sự để trừng trị bọn phản cách mạng.
Mục VI. Hiệp định Sơ hộ (6-3-1946) và Tạm ước Việt - Pháp (14-9-1946)
— Tưởng Giới Thạch và Pháp kí Hiệp ước Hoa — Pháp (28-2-1946), bắt tay chống phá cách mạng nước ta. Trước tình hình đó, ta chú đông đàm phán, hoà hoãn với Pháp và kí Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) nhằm đuổi quân Tướng về nước, tranh thú thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.
Nội dung Hiệp định Sơ bộ : Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phú, nghị viện, quân đội và tài chính riêng. Quân Pháp ra miền Bắc thay thế quân Tưởng để giải giáp quân Nhật và sẽ rút dần trong 5 năm.
Cuộc đàm phán chính thức tại Phông-ten-nơ-blô (Pháp) thất bại. Hổ Chí Minh đã kí với Pháp bán Tạm ước ngày 14-9-1946, tiếp tục nhượng bộ cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, vãn hoá ở Việt Nam.
Ý nghĩa : Việc ta kí Hiệp định Sơ bộ và bản Tạm ước Việt - Pháp đã giúp chúng ta loại được một ké thù là quân Tưởng, có thêm thời gian hoà hoãn để chuẩn bị cuộc kháng chiến lâu dài.
Cách học
Mục Ị. Về tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, học sinh tìm hiểu SGK, trá lời câu hòi :
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta phải đới mặt với những khó khăn nào ?
Tại sao nói nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế "ngàn căn treo sợi tóc" ?
Mục II. Về bước đầu xây dựng chế độ mới sau Cách mạng tháng Tám, học sinh tìm hiểu SGK, khai thác Hình 41. cử tri Sài GÒIÌ bỏ phiếu bầu Quốc hội khoá Ị, sưu tầm tư liệu về cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khoá I đé’ nêu được các biện pháp mà Đảng và Chính phú đã thực hiện để cúng cố và xây dựng chính quyền cách mạng. Trong đó, đặc biệt chú ý tới sự kiện ngày 6-1-1946.
Mục III. Về diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính, học sinh dựa vào SGK, khai thác Hình 42. Nhún dân góp gụơ chống "giặc đói và Hình 43. Lớp Bình dân học vụ để nêu được các biện pháp, chủ trương trước mắt, lâu dài của Đảng trong việc giải quyết từng khó khăn. Qua đó trả lời câu hỏi :
Đảng ta đã đề ra những chú trương, biện pháp gì đê' diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết'khó khăn về tài chính ?
Trong việc giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính, chúng ta đã đạt được kết quả gì ?
Mục IV. Về cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Bộ chống thức dân Pháp trở lại xâm lược, học sinh nêu được các ý :
Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Bộ chống thực dân Pháp xâm lược trở lại.
Đảng, Chính phủ và nhân dân ta đã có thái độ như thế nào trước hành động xâm lược của thực dân Pháp ?
Mục V. Về cuộc đấu tranh chống quân Tưởng và bọn phản cách mạng, học sinh dựa vào SGK và trả lời câu hói ở cuối mục để hiểu rõ hơn những biện pháp vừa mém déo vừa cứng rắn của Đảng và Chính phủ đối với quân Tường.
Mục VI. Về Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước Việt - Pháp (14-9-1946), học sinh dựa vào SGK, tìm hiểu các vấn đề :
Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) được kí kết trong hoàn cánh nào ? Nội dung chủ yếu và ý nghĩa của việc kí kết Hiệp định.
-Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh lại kí với Pháp Tạm ước 14-9-1946 ? Nội dung, ý nghĩa của Tạm ước 14-9-1946.
-So sánh để biết được trước và sau Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), chủ trương, biện pháp của Đảng, Chính phú ta đê’ đối phó với Pháp và Tưởng có gì khác nhau.
Một số khái niệm, thuật ngữ
Quân Trung Hoa Dân quốc : Trung Hoa Dân quốc là nhà nước ra đời trong cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 do Tôn Trung Sơn. làm Tổng thống. Đây là nhà nước của giai cấp tư sản Trung Quốc, tổn tại đến nãm 1949 thì bị lật đổ. Vì vậy quân đội cũng được gọi là quân Trung Hoa Dân quốc, cũng có thê’ gọi là quàn Tưởng (bởi lúc này do Tướng Giới Thạch đứng đầu).
Tổng tuyển cử : cuộc bầu củ' diễn ra trong phạm vi cả nước (để bầu quốc hội).
Vệ quốc đoàn : tên gọi quân đội nhân dân Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 : từ Việt Nam Giải phóng quân (5-1945) đối thành Vệ quốc đoàn (9-1945).
Quốc hội : cơ quan quyền lực cao nhất trong một nước gồm đại biểu do cử tri bầu ra trong một thời gian, do Hiến pháp quy định. Quốc hội có quyền lập pháp tối cao.
Hiến pháp : bộ luật cơ bản nhất của một nước trong đó xác định tên nước, quốc kì, quốc ca, thủ đô, thê’ chế chính trị, tổ chức bộ máy nhà nước, quyền lợi và nghĩa vụ công dân. Hiến pháp đầu tiên cúa nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời vào năm 1946.
-Bình dân học vụ : phong trào xoá nạn mù chữ trong toàn dân do Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phát động theo sắc lệnh ngày 8-9-1945.
Hiệp định : vãn bản ngoại giao được kí kết giữa hai hoặc nhiều nước, xác định một số vấn đề cụ thể, có tầm quan trọng dưới Hiệp ước.
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Câu 1. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" vì phải đương đầu với rất nhiều khó khăn :
Quân đội của các nước đế quốc trong phe Đổng minh, dưới danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật và bọn phản động đã kéo vào nước ta với những âm mưu rất thâm độc :
+ Từ vĩ tuyến 16 trờ ra Bắc là 20 vạn quân Tưởng cùng bọn tay sai thuộc các tổ chức phản động Việt Quốc, Việt Cách, âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng.
+ Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam : hơn 1 vạn quân Anh mở đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai.
+ Trên đất nước ta lúc đó vẫn còn 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp.
+ Các thế lực phản động trong nước lợi dụng tình hình này nổi dậy chống phá.
Trong lúc đó, tình hình đất nước gặp rất nhiều khó khăn :
+ Chính quyền cách mạng vừa mới ra đời, chưa được củng cố.
+ Kinh tê' chủ yếu là nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, thiên tai liên tiếp làm cho nạn đói thèm trầm trọng.
+ Nền tài chính nước nhà trống rổng.
+ Các tệ nạn xã hội do chê' độ cũ để lại hết sức tai hại, đặc biệt là nạn mù chữ...
Những khó khăn đó đã đặt nước ta vào tình thê' "ngàn cân treo sợi tóc", yêu cầu cấp bách cho toàn Đảng, toàn dân ta lúc này là phải có những biện pháp sáng suốt, kịp thời để chống thù trong giặc ngoài.
Câu 2. Đảng và Chính phủ đã tiến hành những biện pháp để củng cô' và kiệm toàn chính quyền cách mạng : Dựa vào Mục II, phần Kiến thức cơ bản đế trình bày.
Càu 3. Trong việc giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính : Dựa vào Mục III, phần Kiến thức cơ bản để trình bày.
Cáu 4. Thái độ của Đảng, Chính phủ và nhân dân ta trước hài'1 động xâm lược của thực dân Pháp :
- Kiên quyết kháng chiến chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp vì chúng đã trắng trợn xâm phạm độc lập, chủ quyền của dân tộc ta.
Đêm 22 rạng sáng 23-9-1945, quân Pháp đánh úp trụ sở uỷ ban nhân dân Nam Bộ, mờ đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.
Nhân dân ta anh dũng đánh trả quân xâm lược ở Sài Gòn - Chợ Lớn, sau đó là ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Nhân dân miền Bắc tích cực chi viện cho nhân dân miền Nam chiến đấu : những đoàn quân "Nam tiến" nô nức lên đường vào Nam chiến đấu.
Cáu 5. Các biện pháp đối phó của ta đối với quân Tưởng và bọn tay sai :
Chủ trương của ta là hoà hoãn, nhân nhượng (có nguyên tắc) đối với quàn Tưởng và tay sai về những quyền lợi chính trị, kinh tế...
Nhằm hạn chế sự phá hoại của bọn tay sai của Tưởng, Quốc hội đồng ý nhường cho chúng 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử và một số ghê' bộ trưởng trong Chính phủ Liên hiệp.
Ta còn nhân nhượng cho Tưởng một sô' quyền lợi về kinh tê' như cung cấp lương thực, nhận tiêu tiền "quan kim",...
Mặt khác, Chính phủ ban hành một sô' sắc lệnh nhằm trấn áp bọn phản cách mạng ; giam giữ, lập toà án quân sự đế trừng trị bọn phản cách mạng.
Cáu 6. Trước và sau Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), chù trương và biện pháp của Đảng, Chính phủ ta đổi với Pháp và Tưởng có điểm khác nhau :
Trước Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), ta chủ trương kiên quyết đánh Pháp ở miền Nam và hoà hoãn với quân Tường và tay sai ở miền Bắc.
Sau Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), chủ trương và biện pháp của Đang, Chính phú ta đối với Pháp và Tưởng là hoà hoãn, nhân nhượng với quân Pháp để đuối quân Tưởng và tay sai về nước.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KlỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Cáu 1. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
Sau cuộc bầu cử Quốc hội, chính quyền cách mạng ở các địa phương được thành lập có tên gọi là
A. Ưỷ ban nhân dân.	B. Hội đổng nhân dãn.
c. Uỷ ban cách mạng.	D. uỷ ban hành chính các cấp.
Quốc hội quyết định cho lưu hành liền Việt Nam trong cà nước từ ngày
A.31-1-1946.	B. 1-5-1946.	C.2-9-1946. D. 23-11-1946.
Để thực hiện ci trương đánh Pháp ở miền Nam, Trung ương Đáng, Chính phủ và
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào
A. thi đua ái quốc.	B. ủng hộ Nam Bộ kháng chiến,
c. tích cực tăng gia sản xuất.	D. đoàn kết Bắc - Nam.
Trung ương Đãng và Chính phủ ta chủ trương kí Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946) nhằm mục đích
nhân nhượng cho Pháp những quyền lợi về kinh tế, văn hoá.
thiết lập quan hệ ngoại giao thân thiện giữa Chính phủ ta và Chính phủ Pháp, c. hợp tác toàn diện với Pháp về kinh tế, vân hoá, khoa học - kĩ thuật.
D. có thêm thời gian xây dựng và củng cố lực lượng, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp nhất định sẽ bùng nổ.
Câu 2. Điền thời gian vào cột bên trái cho đúng với các sự kiện diễn ra ở cột bên phải trong bảng sau :
Thời gian
Sự kiện
a. 20 vạn quân Tưởng đã ồ ạt kéo vào Hà Nội và các tỉnh Bắc Bộ.
b. Cuộc tổng tuyến cử bầu Quốc hội lần đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được tổ chức.
c. Chính phủ Liên hiệp kháng chiến được thành lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.
d. Chú tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập cơ quan Bình dân học vụ.
e. Thực dân Pháp đánh úp trụ sở Uỷ ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn.
f. Tướng Lơ-cơ-léc đến Sài Gòn. Pháp mở rộng đánh chiếm các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
g. Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước.
h. Hiệp định Sơ bộ được kí kết tại sô' nhà 38 phố Lý Thái Tổ (Hà Nội).
i. Tạm ước được Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với Pháp tại Pa-ri.
Cnu 3. Chính phủ ta kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946) nhằm mục đích gì ?