Giải Lịch Sử lớp 9 Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945

  • Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945 trang 1
  • Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945 trang 2
  • Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945 trang 3
  • Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945 trang 4
v|gT NAM TR0NC nhùnc nặm 19Ị9.1945
HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Hiểu và trình bày được :
Tinh hình thế giới và Đông Dương khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và sự câu kết, thống trị đối với nhân dân Đông Dương của thực dân Pháp và phát xít Nhạt.
Những nét chính về diễn biến những cuộc nổi dậy đầu tiên : khởi nghĩa Bấc Sơn, khởi nghĩa Nam Kì và cuộc binh biến Đô Lương.
Kiến thức cơ bản
Mục I. Tình liìnli thế giới và Đông Dương
Chiến tranh thê' giới thứ hai bùng nổ, phát xít Đức tấn công nước Pháp, tư bản phản động Pháp đầu hàng và làm tay sai cho Đức.
Quan phiệt Nhạt Bán tiến sát biên giới Việt - Trung và tiến vào Đông Dương (9-1940).
Nhật - Pháp câu kết với nhau cùng áp bức bóc lột nhân dân ta, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với Pháp - Nhạt càng sâu sắc.
Mục II. Những cuộc nổi dậy đầu tiên
Khởi nghĩa Bác Sơn (27-9-1940)
Quân Nhạt đánh vào Lạng Sơn, quân Pháp thua chạy qua châu Bắc Sơn.
Đàng bộ Bắc Sơn đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy tước vũ khí của tàn quân Pháp, giải tán chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng (27-9-1940).
Tuy khởi nghĩa thất bại, nhưng đội du kích Bắc Sơn ra đời.
Khởi nghĩa Nam Kì (23-11- 1940)
Thực dân Pháp bắt binh lính Việt Nam đi làm bia đỡ đạn chống lại quân phiệt Xiêm.
Đảng bộ Nam Kì quyết định khởi nghĩa (đêm 22 rạng sáng 23-11-1940) ở hầu hết các tinh Nam Kì, thành lập chính quyền nhân dân và toà án cách mạng, cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện.
Binh biến Đô Lương (13-1-1941)
Binh lính người Việt bất bình vì bị bắt sang Lào làm bia đỡ đạn cho quân Pháp nên đã nối dậy đấu tranh.
Binh lính đồn Chợ Rạng nổi dậy (13-1-1941), đánh chiếm đồn Đô Lương, dự định kéo về thành Vinh.
Các cuộc khởi nghĩa và binh biến đã thể hiện tinh thần yêu nước. Đê’ lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về xây dựng lực lượng vũ trang, về thời cơ khởi nghĩa...
Cách học
Mục I. Về tình hình thế giới và trong nước, học sinh dựa vào SGK, nêu được những sự kiện chính của tình hình thế giới có ảnh hưởng, tác động đến Việt Nam ;
Trả lời hai câu hỏi ở cuối mục để nêu được những thủ đoạn thâm độc của thực dân Pháp đối với đất nước và nhân dân ta.
Mục II. Về những cuộc nổi dậy đầu tiên :
Khới nghĩa Bắc Sơn, học sinh tìm hiểu SGK. sử dụng lược đồ Hình 34. Lược đồ khởi nghĩa Bắc Sơn để nêu được : Nguyên nhân, diễn biến cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn.
Khới nghĩa Nam Kì, học sinh tìm hiểu SGK, sử dụng Hình 35. Lược đồ khởi nghĩa Nam Kì để nêu được : nguyên nhân và diễn biến cuộc khởi nghĩa Nam Kì.
Cuộc binh biến Đô Lương, học sinh tìm hiểu SGK, sử dụng Hình 36. Lược đồ binh biến Đô Lương đê nêu được : nguyên nhân và diễn biên cuộc binh biến Đô Lương.
Về nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử, bài học rút ra từ các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì, binh biến Đô Lương, học sinh dựa vào SGK để trình bày.
Một số khái niệm, thuật ngữ
Viện Đông : từ mà người châu Âu dùng để gọi các nước ở châu Á nói chung. Thường dùng chỉ vùng lãnh thổ cực đông Liên Xô (trước đây), miền đất phía đông Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên, Nhật Bán.
-Thuyết Đại Đông Á : học thuyết chủ trương liên kết các nước trong khu vực Đông Á thành một khối thịnh vượng chung do Nhật Bản đứng đầu. Thuyết này được chủ nghĩa quân phiệt Nhạt đề xướng nãm 1941, nhằm thực hiện mưu đồ thôn tính và đặt các nước Đông Á dưới quyền thống trị cùa Nhật, trong xu thê' chung của các nước đế quốc đòi chia lại thị trường thế giới. Thuyết Đại Đông Á sụp đổ cùng với sự thất bại của phát xít Nhật trong Chiến tranh thê' giới thứ hai.
Binh biến : cuộc phản kháng mệnh lệnh cấp trên của một lực lượng sĩ quan và binh sĩ, hay một số đơn vị quân đội mà hình thức cao nhất là nổi dậy chống chính quyền, có thê dẫn đến sự thay đổi chính trị trong nước. Binh biến có ý nghĩa tiến bộ hay phàn động tuỳ theo tính chất, mục đích của nó : Binh biến Đô Lương (13-1-1941) là cuộc binh biến của binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
Cứa quốc quân : tên gọi chung các trung đội du kích thoát li để kháng chiến chống thực dân Pháp sau khởi nghĩa Bắc Sơn. Cứu quốc quân có nhiệm vụ chiến đấu chống khùng bố, phát triển cơ sở cách mạng, xây dựng và bảo vệ căn cứ địa.
Chiến khu : vùng căn cứ cách mạng trong đấu tranh vũ trang, nơi ờ và làm việc của các cơ quan lãnh đạo cách mạng trong kháng chiến như chiến khu Việt Bắc.
Chính phủ lâm thời : chính phủ được thành lập trong thời gian trước khi thành lập chính phủ chính thức theo hiến pháp.
-Giới nghiêm : thi hành luật quân sự, cấm nhân dân đi lại trong khu vực nào đó vào một thời gian nhất định do tình hình an ninh trở nên nghiêm trọng.
Quân du kích : một bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân địa phương, có nhiệm vụ vừa sản xuất, vừa bảo vệ trị an và chiến đấu khi giặc ngoại xâm đến địa phương.
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Câu 1. Tinh hình Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ hai có điếm đáng chú ý :
Tháng 9-1940, sau khi Nhật nhảy vào Đông Dương, thực dân Pháp đầu hàng : thừa nhận cho Nhật có quyền sử dụng tất cả các sân bay và cửa biển ở Đông Dương vào mục đích quân sự ; cam kết hợp tác với chúng về mọi mặt... cùng nhau đàn áp, bóc lột nhân dân Đông Dương...
Pháp và Nhật đã thực hiện nhiều thủ đoạn để thống trị, vơ vét bóc lột kinh tế đối với nhân dân Đông Dương.
Sự câu kết thống trị của Nhật - Pháp đã gày ra nạn đói khủng khiếp cuối năm 1944 - đầu năm 1945, làm cho hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết. Các tầng lóp nhân dân bị đẩy đến tình trạng vô cùng điêu đứng. Mâu thuẫn giữa toàn thể các dân tộc Đông Dương với đê' quốc, phát xít Nhật - Pháp trờ nên sâu sắc.
Như vậy. đến lúc này Việt Nam đã biến thành thuộc địa của Nhật - Pháp, không còn là thuộc địa độc chiếm của Pháp như trước. Nhật cũng đã dần biến Đông Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến tranh của chúng, biến chính quyền thực dãn Pháp thành công cụ để vơ vét của cải và đàn áp cách mạng rồi tìm cách lật đổ Pháp.
Câu 2. Thực dân Pháp và phát xít Nhật thoả hiệp với nhau để cùng thống trị Đông Dương vì :
Thực dân Pháp lúc này đang yếu thế ở cả nước Pháp và Đông Dương (nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng).
Mật khác, Pháp muốn dựa vào Nhạt để chông phá cách mạng Đông Dương.
Phát xít Nhật muốn lợi dụng Pháp để kiếm lời và cùng chống phá cách mạng Đông Dương, vơ vét sức người, sức của phục vụ cuộc chiến tranh của Nhật, làm bàn đạp tấn công xuống các nước ở phía nam Thái Bình Dương.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Cáu 1. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
Nhật - Pháp câu kết với nhau cùng áp bức thống trị nhân dân Đông Dương đã làm cho
đời sống nhân dân Đông Dương vô cùng cực khổ.
mâu thuẫn giữa toàn thế nhân dân Đông Dương với thực dân Pháp và phát xít Nhật ngày càng thêm sâu sắc.
c. các quyền tự do dân chủ của nhân dân bị thủ tiêu.
D. nền kinh tế Đông Dương bị kiệt quệ.
Để bóc lột nhân dân Đông Dương, Nhật đã thực hiện chính sách
"kinh tế chỉ huy".
đàn áp các cuộc nổi dây của nhân dân.
c. tăng các loại thuế, đặc biệt là thuế rượu, muối và thuốc phiện.
D. thu mua lương thực, chủ yếu là gạo theo lối cưỡng bức với giá ré mạt.
Nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cuộc khởi nghĩa Nam Kì là do
Xứ uỷ Nam Kì phát động quần chúng đấu tranh chống đế quốc, phát xít Pháp - Nhạt.
chính sách tăng cường bắt binh lính người Việt ra trận làm bia đỡ đạn, chết thay cho quân Pháp.
c. nhân dân Nam Kì bất bình với chính sách áp bức bóc lột của Pháp và phát xít Nhật.
D. khởi nghĩa Bắc Sơn đã bị đàn áp, Đảng chủ trương lãnh đạo nhân dân Nam Kì đứng dây khởi nghĩa.
Người chỉ huy cuộc binh biến Đô Lương (13-1 -1941) là
A. Đội Cấn.	B. Đội Cung (Nguyễn Văn Cung),
c. Nguyễn Thái Học.	D. Nguyễn Khắc Nhu.
Câu 2. Hãy hoàn thành bảng niên biểu sau về các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì
và binh biến Đô Lương.
Các cuộc khởi nghĩa
Thời gian
Diễn biến chính
Kết quà
Bắc Sơn
Nam Kì
Binh biến Đõ Lương
Câu 3. Hãy nêu nguyên nhân bùng nổ và ý nghĩa của hai cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương.