Giải Lịch Sử lớp 9 Bài 4: Các nước châu Á

  • Bài 4: Các nước châu Á trang 1
  • Bài 4: Các nước châu Á trang 2
  • Bài 4: Các nước châu Á trang 3
  • Bài 4: Các nước châu Á trang 4
  • Bài 4: Các nước châu Á trang 5
  • Bài 4: Các nước châu Á trang 6
CÁC NƯỚC CHÂU Á
HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Hiếu và trình bày được :
Những nét khái quát về tình hình các nước châu Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Sự ra đời của nước Cộng hoà Nhân dàn Trung Hoa ngày 1-10-1949.
Các giai đoạn phát triển của nước Cộng hoà Nhân dàn Trung Hoa từ sau nãm 1949 đến nay.
Kiến thức cơ bản
Mục ỉ. Tình hình chung
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã diễn ra ờ châu Á. Đen cuối những năm 50, phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập. Sau đó, hầu như trong suốt nửa sau the ki XX, tình hình châu Á lại không ổn định vì đã diễn ra các cuộc chiến tranh xam lược của các nước đế quốc, nhất là ở khu vực Đông Nam Á và Trung Đông. Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt. lại xảy ra xung đột, li khai, khủng bố ở một số nước như : Phi-líp-pin. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ân Độ và Pa-ki-xtan...
Từ nhiều thập ki qua, một số nước châu Á đã đạt sự tâng trướng nhanh chóng về kinh tê’ như Trung Quốc, Hàn quốc, Xin-ga-po... Ân Độ là một trường hợp tiêu biểu với cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp, sự phát triển cùa công nghệ phần mềm, các ngành công nghiệp thép, xe hơi...
Mục II. Trung Quốc
Sự ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa
Năm 1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập. Đây là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử đối với đất nước, nhân dân Trung Quốc và thế giới.
Mười năm đầu xây dựng chê độ mới
Trong mười năm đấu xây dựng chế độ mới, các nhiệm vụ chính đã hoàn thành là :
Khôi phục kinh tế, tiến hành cải cách ruộng đất và hợp tác hoá nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư nhân...
Thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953 -1957). Nhờ đó, bộ mật đất nước Trung Quốc thay đổi rõ rệt, đời sống nhân dãn được cải thiện.
Đất nước trong thời kì biến động (1959 - 1978)
Trung Quốc trong thời kì biến động với các sự kiện chính là :
Đường lối "Ba ngọn cờ hổng" (trong đó có phong trào "Đại nhảy vọt") với ý đồ nhanh chóng xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, nhưng kết quả không được như mong muốn.
Cuộc "Đại cách mạng vãn hoá vô sản" thực chất là sự bất đồng về đường lối và tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đất nước Trung Quốc lâm vào tình trạng hỗn loạn cùng những thảm hoạ nghiêm trọng về kinh tế - xã hội.
Công cuộc cải cách - mờ cửa (từ năm 1978 đến nay)
-Tháng 12-1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối mới với chủ trương lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, thực hiện cải cách và mở cửa nhằm xây dựng Trung Quốc trở thành một quốc gia giàu mạnh, văn minh.
Sau hơn 20 nãm thực hiện cải cách - mở cửa, Trung Quốc đã thu được những thành tựu hết sức to lớn. Nền kinh tế phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trung bình hằng năm 9,6%, tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng gấp 15 lần. Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt.
Về đối ngoại, Trung Quốc cải thiện quan hệ với nhiều nước, thu hồi chú quyền đối với Hồng Công (1997), Ma Cao (1999). Địa vị của Trung Quốc được nâng cao trên trường quốc tế.
Cách học
Mục I. Tinh hình chung của các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tìm hiểu nội dung SGK, trả lời câu hỏi ở cuối mục, nêu được những nét nổi bật của châu A từ sau nãm 1945.
Mục II. Cần nêu được những nét nổi bật của tình hình Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển :
về sự ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, học sinh tìm hiểu SGK, kết hợp khai thác Hình 5. Chủ rịch Mao Trạch Đông tuyên hô'thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Hình 6. Lược dồ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa để rút ra ý nghĩa dân tộc và ý nghĩa quốc tế.
-Về tình hình Trung Quốc 10 năm đầu xây dựng chê' độ mới (1949 - 1959), học sinh dựa vào bài giảng, kết hợp tìm hiểu SGK, đặc biệt đoạn chữ in nhỏ để nêu được những thành tựu trong việc khôi phục kinh tế và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953 - 1957) của nhân dân Trung Quốc.
-Về tình hình Trung Quốc trong thời kì biến động (1959 - 1978), học sinh tham khảo SGK để :
+ Nêu rõ đường lới "Ba ngọn cờ hồng" đã tác động đến tình hình Trung Quốc nh,ư thế nào ?
+ Trả lời càu hỏi cuối mục để thấy được những hậu quả cúa đường lối "Ba ngọn cờ hổng" và "Đại cách mạng vãn hoá vô sản" đối với Trung Quốc thời kì này.
Về công cuộc cải cách - mở cửa (từ năm 1978 đến nay), học sinh dựa vào bài giảng của giáo viên, kết hợp tìm hiểu SGK nêu rõ đường lối cải cách - mở cửa của Trung Quốc là như thế nào ?
Tim hiểu đoạn chữ in nhó trong SGK, kết hợp sừ dụng Hình 7. Thành phốThượng Hải ngày nay và Hình 8. Hải Khẩu - thủ phủ tinh Hải Nam, đặc khu kinh tế lớn nhất Trung Quốc để nêu được những ví dụ về thành tựu to lớn mà công cuộc cải cách - mở cừa đã đem lại cho Trung Quốc.
Tìm hiểu đoạn chữ in nhò trong SGK để nêu được chú trương đối ngoại rộng mở, hợp tác của Trung Quốc đã góp phần nâng cao địa vị cúa Trung Quốc trên trường quốc tế.
Một số khái niệm, thuật ngữ
Nội chiến : chiến tranh do người trong một nước tiến hành chống lại nhau. Có nội
chiến cách mạng do nhân dân đấu tranh chống bọn phản động được các thế lực nước ngoài giúp đỡ, có nội chiến phản cách mạng nổi lẽn chống phá chính quyền nhân dân tiến bộ. Nội chiến ở Trung Quốc là nội chiến cách mạng.	•
Cách mạng dân tộc dân chủ : cuộc cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc nhằm thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản là chống đê' quốc và phong kiến tay sai, giành độc lập dân tộc và dân chủ cho nhân dân.
Đường lối "Ba ngọn cờ hồng" : đường lới chính là chủ trương lớn vạch ra để thực hiện nhiệm vụ trong từng thời kì tương đối dài. Đường lối "Ba ngọn cờ hổng" (bao gồm "Đường lối chung", "Đại nhảy vọt", "Công xã nhân dân") được các nhà lãnh đạo Trung Quốc đề ra và thực hiện từ năm 1958 nhàm nhanh chóng xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Cải cách -mở cửa : cải cách là đổi mới cho tiến bộ hơn, cho phù hợp với sự phát triển chung của xã hội mà không đụng tới nền tảng cúa chê độ hiện hành.
Cải cách - mở cửa là đường lối mới do Đặng Tiểu Bình khởi xướng, được Trung ương Đáng Cộng sản Trung Quốc đề ra từ tháng 12-1978, mở đầu cho công cuộc cái cách kinh tê - xã hội của đất nước. Nhờ cài cách - mờ cửa, nền kinh tế Trung Quốc tiên bộ nhanh chóng, đạt được mức độ tăng trưởng cao, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, ổn định.
GỢI Ý TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Càu 1. Những nét nổi bật của châu Á từ sau năm 1945 :
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước châu Á đều là thuộc địa, chịu sự bóc lột của chủ nghĩa đế quốc, thực dân.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình châu Á có nhiều điểm nổi bật :
+ Thứ nhất, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc phát
triển mạnh mẽ ở khắp các nước châu Á. Đến cuối những năm 50, phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập dân tộc như Trung Quốc, Ân Độ, In-đô-nê-xia... Tuy nhiên, do vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên phong phú và do những vấn đề lịch sử để lại, nhiều cuộc chiến tranh xâm lược và xung đột vẫn diễn ra liên tiếp làm chọ châu Á trở thành khu vực không ổn định.
+ Thứ hai, cũng từ nhiều thập kỉ qua, một số nước châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan... với những thành tựu vượt bậc về nông nghiệp, về công nghệ thông tin... Từ sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, nhiều người dự đoán "thế ki XXI sẽ là thế ki của châu Á".
Câu 2. Ý nghĩa lịch sử của sự ra đời nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa :
Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc thắng lợi với sự ra đời của nước Cộng
hoà Nhân dân Trung Hoa có ý nghĩa to lớn :
Đối với Trung Quốc, sự kiện này kết thúc ách nô dịch và thống trị của đế quốc, phong kiến kéo dài hơn 100 năm, đưa nhân dân Trung Quốc bước vào một kỉ nguyên mới - kỉ nguyên độc lập và đi lên chú nghĩa xã hội.
Đối với thế giới, tăng cường lực lượng và sức mạnh cho phe XHCN, làm cho chú nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới và ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Câu 3. Những thành tựu của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953 - 1957) của nhân dân Trung Quốc :
Thực hiện kế hoạch 5 nãm lần thứ nhất (1953 - 1957), nhờ sự lao động quên mình của nhân dân Trung Quốc và sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu :
+ Trong 5 năm, 246 công trình được xây dựng và đưa vào sản xuất.
+ Sản lượng công nghiệp tâng 140%, sản lượng nông nghiệp tăng 25% so với năm 1952.
Trong giai đoạn này, Trung Quốc thi hành chính sách đối ngoại tích cực, nâng cao
địa vị cúa Trung Quốc trên trường quốc tế, góp phần củng cớ hoà bình và thúc đẩy sự phát
triển của cách mạng thê' giới.
a	’	v
Câu 4. Hậu quà của đường lối "Ba ngọn cờ hồng" và "Đại cách mạng văn hoá vô sản" đối với Trung Quốc :
Đường lối "Ba ngọn cờ hổng" và "Đại cách mạng văn hoá vô sản" là một chủ trương do Đàng Cộng sán Trung Quốc đề xướng và thực hiện trong giai đòạn 1959 - 1978 nhằm mục đích nhanh chóng xây dựng thành công chú nghĩa xã hội.
Đường lối "Ba ngọn cờ hồng" và "Đại cách mạng vãn hoá vô sản" được thực hiện với phong trào "Đại nhảy vọt" và đinh cao là cuộc "Đại cách mạng văn hoá vô sản" trong giai đoạn 1959 - 1978 đã đưa đến hậu quà là :
+ Sự bất đồng về đường lối và tranh giành quyền lực hết sức gay gắt.
+ Gây nên tình trạng hỗn loạn trong cà nước và để lại những thám hoạ nghiêm trọng trong đời sống vật chất, tinh thần cúa đất nước và người dân Trung Quốc.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIEM tra, đánh giá
Cáu 1. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
Đặc điểm nổi bật của châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, giành nhiều thắng lợi, nhưng xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ vẫn tiếp diễn ở nhiều nước châu Á.
sau khi giành được độc lập, các nước châu Á phát triển đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
c. châu Á trở thqnh khu vực ổn định về chính trị, có nền kinh tế phát triển năng động.
D. tình hình châu Á căng thẳng, đối đầu và chiến tranh luôn tiếp diễn.
Phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập vào thời gian
đầu những năm 1950 của thế ki XX.
cuối những năm 1950 cúa thế ki XX. c. đầu những năm 1960 của thê' ki XX.
D. cuối những năm 1960 của thế kí XX.
Thê' giới dự đoán "thế kì XXI sẽ là thê' kỉ cùa châu Á" vì
châu Á là nơi phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ.
các nước châu Á vươn lên trở thành cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân và vũ trụ.
c. từ nhiều thập niên qua, nhiều nước châu Á đạt được sự tăng trường nhanh chóng về kinh tế.
D. từ nừa sau thê' kỉ XX, tình hình châu Á ổn định khổng bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến tranh xâm lược.
Hậu quả nghiêm trọng nhất của việc thực hiện cuộc "Đại cách mạng văn hoá vô sản” ờ Trung Quốc là
sự bất đồng về đường lối và tranh giành quyền lực gay gắt trong nội bộ Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
gây nên tình trạng hỗn loạn trong cả nước, đê lại những hậu quả nghiêm trọng trong đời sống vất chất, tinh thần của đất nước và nhân dân.
c. nền kinh tế đất nước trở nên hỗn loạn, sản xuất giảm sút, đời sống nhân dân diêu đứng, nạn đói xảy ra khắp nơi.
D. quan hệ đối ngoại hợp tác giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực bất lợi cho Trung Quốc.
Câu 2. Nêu những thành tựu của công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc từ cuối năm 1978 đến nay.
Câu 3. Trình bày ý nghĩa của những thành tựu đó khi Trung Quốc bước sang thế kỉ XXI.