Giải Lịch Sử lớp 9 Bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

  • Bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trang 1
  • Bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trang 2
  • Bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trang 3
  • Bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trang 4
  • Bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trang 5
  • Bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trang 6
18. ĐẬNC cộnc sận việt nam ra đfj|
KƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Hiểu và trình bày được :
Hoàn cảnh ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ; thời gian, địa điểm, nội dung chủ yếu của Hội nghị thành lập Đảng và Luận cương chính trị năm 1930.
Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Kiến thức cơ bản
Mục I. Hội nghị thành lập Đang Cộng sản Việt Nam
Sự cấn thiết triệu tập Hôi nghị thành lập Đáng : ba tổ chức cộng sản ra đời song lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hướng với nhau. Yêu cầu cấp bách là phải có một đảng thống nhất.
-Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc). Hội nghị bắt đầu họp từ ngày 6-1-1930.
Nội dung Hội nghị :
+ Tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lạp một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyền Ái Quốc khởi thảo.
+ Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt được Hội nghị thông qua là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Ý nghĩa : Hội nghị có ý nghĩa như một đại hội thành lập Đảng.
Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đề ra đường lối cơ bản cho cách mạng Việt Nam.
Mục II. Luận cương chính tri {10-1930}
Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tại Hương Cảng (Trung Quốc) vào tháng 10-1930. thông qua Luận cương chính trị.
Nội dung cơ bản :
+ Khẳng định tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa mà tiến thẳng lên con đường XHCN.
+ Đảng phải coi trọng việc vận động tập hợp lực lượng đa số quần chúng... phải liên lạc mật thiết với vô sản và các dân tộc thuộc địa, nhất là vô sản Pháp.
Mục III. Ỹ nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng
Đáng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, khảng định giai cấp công nhân Việt Nam đủ sức lãnh đạo cách mạng, chấm dứt thời kì khủng hoàng về giai cấp lãnh đạo cách mạng.
Từ đáy, cách mạng Việt Nam trớ thành một bộ phận của cách mạng thế giới.
Là sự chuẩn bị có tính tất yếu, quyết định những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam.
Cách học
Mục I. Về Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, học sinh tìm hiểu SGK để :
Nêu được lí do phải triệu tập Hội nghị thành lập Đảng.
Những nội dung chủ yếu của Hội nghị thành lập Đảng. Nguyễn Ái Quốc có vai trò như thê' nào trong Hội nghị.
Ý nghĩa quan trọng của Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930 đối với cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ.
Mục II. Về Luận cương chinh tri (10-1930) - Cương lĩnh chính trị thứ hai của Đảng, học sinh tìm hiểu SGK để :
Nêu được bối cảnh ra đời cúa Luận cương chính trị (10-1930), vai trò của đổng chí Trần Phú trong Hội nghị Trung ương tháng 10-1930.
Nội dung chính của Luận cương chính trị (10-1930) : hai giai đoạn của cách mạng Đông Dương, nhiệm vụ, lực lượng, phương pháp đấu tranh, sự lãnh đạo cúá Đàng.
Mục III. Để hiểu được ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng, học sinh dựa vào SGK, trả lời câu hỏi ở cuối mục.
Một số khái niệm, thuật ngữ
-Bãi khoá : hình thức đấu trạnh của học sinh, sinh viên, giáo viên, tạm ngừng việc học tập, giảng dạy có tính chất tập thể đòi hỏi chính quyền, hiệu trưởng thực hiện một số yêu cầu về học tập, sinh hoạt hoặc phản đối việc gì.
Bãi thị : hình thức đấu tranh của nhân dân, của những người buôn bán, tạm bỏ chợ hay đóng cửa hiệu để đòi hỏi hoặc phản đối việc làm của chính quyền thống trị như : tăng thuế, cưỡng đoạt.
Sưu : nghĩa vụ hằng năm của người dân phải đi lao động không công cho chính quyền phong kiến, thực dân.
-Thuế: là khoản đóng góp của người dân đối với nhà nước. Dưới chế độ thực dãn, phong kiến phải nộp nhiều loại thuế như : thuê' điền đánh vào diện tích sử dụng ruộng đất, thuê'đinh đánh vào đầu người (đàn ông từ 18 đến 60 tuổi phải chịu thuế).
— Sách lược : đường lối tổ chức, biện pháp, hình thức và khẩu hiệu đấu tranh, vận động cách mạng trong thời gian ngắn để thực hiện chiến lược cách mạng.
Chính cương (Chánh cương) : đường lối chính trị cơ bàn cúa một đáng trong đó nêu rõ mục tiêu chính trị, nhiệm vụ và yêu cầu chính trị quan trọng nhất, hình thức và phương pháp hoạt động, như Chính cương vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam (2-Í930).
Chính đảng : tổ chức chính trị của một giai cấp, gồm những người tiêu biểu, có ý thức sâu sắc nhất về quyền lợi giai cấp và đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp đó.
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Cáu 1. Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930 có ý nghĩa quan trọng đối với cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ vì :
Đánh dấu sự thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam, thống nhất phong trào cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản có đường lối cách mạng đúng đắn. Những quyết định của Hội nghị chứng tỏ Hội nghị thành lập Đảng đầu nãm 1930 có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyền Ái Quốc soạn thảo được Hội nghị thông qua là Cương lĩnh chính trị đầu tiên cùa Đảng.
Cáu 2. Nội dung Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đàng Cộng sản Đông Dương có những điểm chủ yếu :
Nội dung Luận cương chính trị :
+ Khẳng định tính chất của cách mạng Việt Nam là cách mạng tư sản dân quyền, sau tiến lên cách mạng XHCN.
+ Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là đánh đổ phong kiến, đế quốc.
+ Lực lượng của cách mạng là vô sản và nông dân.
+ Phương pháp cách mạng : Đảng phải coi trọng tập hợp quần chúng đấu tranh, khi tình thê' cách mạng xuất hiện thì phát động quần chúng vũ trang bạo động, giành lấy chính quyền cho công nông..., phải liên lạc mật thiết với vô sản và các dân tộc thuộc địa, nhất là vô sản Pháp.
-Tuy nhiên. Luận cương còn nặng về đấu tranh giai cấp, chưa thấy rõ khả năng cách mạng của các tầng lóp khác ngoài công nông.
Câu 3. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đáng Cộng sản Việt Nam :
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lénin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam :
+ Chấm dút sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam, khảng định giai cấp công nhân Việt Nam từ đây đã nắm quyền tuyệt đối lãnh đạo cách mạng với đội tiền phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Từ đây, cách mạng Việt Nam đã có một đường lối lãnh đạo đúng đắn được đề ra trong Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng.
Đổng thời, sự ra đời của Đảng Cọng sản Việt Nam đã gắn cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thê' giới. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời chính là sự chuẩn bị tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.
CÂU Hỏ! VÀ BÀI TẬP Tự KiỂM tra, đánh giá
Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
Ba tổ chức cộng sàn ra đời năm 1929 là xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam vì
đã xây dựng cơ sở Đảng tại nhiều địa phương trong cả nước.
đã trực tiếp tổ chức và lãnh đạo nhiều cuộc đâu tranh của công nhân, nòng dân chống đế quốc và tay sai.
c. thực dân Pháp nới lỏng chính sách cai trị, cho phép các tổ chức cách mạng được tự do thành lập và hoạt động.
D. sự phát triển của phong trào công nhân, nông dân, học sinh, tiểu thương phát triển mạnh mẽ, kết thành làn sóng dân tộc dân chủ trong cả nước.
Hạn chế của sự ra đời ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam trong năm 1929 là
chưa tổ chức và lãnh đạo phong trào cách mạng dàn tộc dãn chủ trong cả nước.
hoạt động riêng rẽ, công kích lẫn nhau, tranh giành quần chúng, tranh giành ảnh hưởng của nhau.
c. chưa tập họp được quần chúng, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân.
D. hoạt động không có mục tiêu rõ ràng để hướng dẫn phong trào đấu tranh của quần chúng.
Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản đã được tổ chức tại
A. Cửu Long (Hương Càng, Trung Quốc). B. Ma Cao (Trung Quốc), c. Thượng Hải (Trung Quốc).	D. Quảng Châu (Trung Quốc).
Hội nghị Trung ương lần thứ nhất thông qua Luận cương chính trị (Ì0-1930) tổ chức tại
A. Hương Cảng (Trung Quốc).	B. Ma Cao (Trung Quốc).
c. Thượng Hải (Trung Quốc).	D. Quãng Châu (Trung Quốc).
Luận cương chính trị (10-1930) xác định tính chất cách mạng Đông Dương là
tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chú nhân dân.
tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội.
c. làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để tiến lên chủ nghĩa cộng sản.
D. làm một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó bỏ qua thời kì phát triển tư bán chú nghĩa mà tiến thắng lẽn con đường xã hội chủ nghĩa.
Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng ta là
A. Nguyễn Ái Quốc.	B. Trần Phú.
c. Lê Hồng Phong.	D. Nguyễn Văn Cừ.
Cáu 2. Hãy điền dấu X vào một trong hai cột bên phái của báng sau để xác định nội dung đã cho ở cột bên trái phù hợp với các kì Hội nghị Trung ương Đảng :
Nội dung
Hội nghị thành lập Đảng (2-1930)
Hội nghị tháng 10-1930
1. Đổi tên Đáng Cộng sán Việt Nam thành Đảng Cộng sán Đông Dương.
2. Bầu Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng.
3. Bầu Ban Chấp hành Trung ương chính thức và cử Trần Phú làm Tổng Bí thư.
4. Thông qua Luận cương chính trị của Đáng do Trần Phú khởi thảo.
5. Chủ trì Hội nghị là đổng chí Nguyễn Ái Quốc.
6. Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
7. Chấm dứt sự chia rẽ giữa các tổ chức cộng sản, thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
8. Triệu tập và điều hành Hội nghị là đồng chí Trần Phú.
Cáu 3. Tại sao nói sự ra đời của ba tổ chức cộng sản vào nãm 1929 là xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam ?