Giải Lịch Sử lớp 9 Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)

  • Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950) trang 1
  • Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950) trang 2
  • Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950) trang 3
  • Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950) trang 4
  • Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950) trang 5
  • Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950) trang 6
  • Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950) trang 7
  • Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950) trang 8
NHŨNG NĂM ĐẦU CỦA cuộc KHÁNC CHIẾN TOÀN ọuôc CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946 -1950)
HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Hiểu và trình bày được :
Những nguyên nhân dẫn tới bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc, quyết định kịp thời phát động kháng chiến toàn quốc của Đảng.
Một số điểm chủ yếu về đường lối kháng chiến sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Những thắng lợi mở đầu có ý nghĩa chiến lược của ta : cuộc chiến đấu tại các đô thị, chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.
Những nỗ lực của Đảng và nhân dân ta chuẩn bị cho cuộc kháng chiến toàn diện, lâu dài.
Kiến thức cơ bản
Mục I. Cuộc kháng chiên toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược hùng nổ (19-12-1946)
* Kháng chiên toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ
Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946), thực dán Pháp tăng cường hoạt động khiêu khích, tiến công ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, ớ Hài Phòng, Lạng Sơn, nhất là ở Hà Nội (12-1946).
+ Ngày 18-12-1946, quân Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu... nếu không chúng sẽ hành động vào sáng 20-12-1946.
+ Trước đó, Ban Thường vụ Trung ương Đàng họp (ngày 18 và 19-12-1946), quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.
+ Đêm 19-12-1946, Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến.
Nội dung chủ yếu trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
* Đường lối kháng chiến chông thực dân Pháp của ta
Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp được thể hiện trong các văn kiện : "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hổ Chí Minh, Chỉ thị "Toàn dân kháng chiến" của Ban Thường vụ Trung ương Đảng và tác phẩm "Kháng chiến nhất định thắng lợi" của Tổng Bí thư Trường Chinh (9-1947). Đó là cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Tập trung vào hai nội dung :
+ Kháng chiến toàn dân, tất cả mọi người dân tham gia kháng chiến.
+ Kháng chiến toàn diện, trên tất cả các mặt trận quân sự, kinh tế, ngoại giao...
Mục II. Cuộc chiến đấu ỏ các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16
♦
-Tại Hà Nội : cuộc chiến đấu quyết liệt ở Bắc Bộ phủ, Hàng Bông... Quân dân Hà Nội đã loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn tên địch, giam chân địch ở trong thành phố... Đến đèm 17-12-1947, Trung đoàn Thủ đô thực hiện cuộc rút quân khỏi vòng vây của địch ra căn cứ an toàn.
Tại các thành phố khác như : Nam Định, Huế, Đà Nẫng... quân ta tiến công, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giam chân địch ở đây.
Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã giam chân địch trong các đô thị, làm giảm bước tiến của chúng, tạo điều kiện cho Đảng, Chính phủ rút lên căn cứ Việt Bắc và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.
Mục III. Tích cực chuẩn hị cho cuộc kháng chiến lâu dài
Cuối tháng 11-1946, để chuẩn bị cho kháng chiến, ta tiến hành'đợt tổng di chuyển máy móc, thiết bị, hàng hoá đến nơi an toàn. Đổng thời, ta tiến hành "tiêu thổ kháng chiến".
Sau khi hoàn thành việc di chuyển, Nhà nước tích cực xây dựng lực lượng về mọi mặt, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài :
+ Về chính trị, chia nước ta thành 12 khu hành chính và quân sự.
+ về quân sự, tích cực huy động mọi người tham gia lực lượng chống Pháp, vũ khí vừa tự tạo, vừa lấy của địch.
+ Về kinh tế, Chính phủ ban hành chính sách để duy trì và phát triển sản xuất, thành lập Nha tiếp tế...
+ Về giáo dục, phong trào Bình dân học vụ tiếp tục được duy trì và phát triển.
Mục IV. Chiến dịch Việt Bắc thu —dông năm 1947
Thực dân Pháp tiến công căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc
Thực dân Pháp mở cuộc tiến công lén căn cứ Việt Bắc nhằm phá tan cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta, khoá chặt biên giới Việt - Trung,...
Ngày 7-10-1947, Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc với việc cho quân nhảy dù xuống chiếm thị xã Bắc Kạn, thị trấn Chợ Mới, Chợ Đồn... ; một cánh quân từ Lạng Sơn đánh lén Cao Bằng, rồi từ Cao Bằng đánh xuống Bắc Kạn ; một cánh quân khác ngược sông Hồng, sông Lô và sông Gâm lên thị xã Tuyên Quang, Chiêm Hoá, Đài Thị. Các cánh quân tạo thành hai gọng kìm bao vây căn cứ Việt Bắc.
Quân dân chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc
Diễn biến :
+ Tại Bắc Kạn, quân dân ta chủ động phản công bao vây, chia cắt, đánh tập kích địch.
+ ở hướng đông, quân ta phục kích, chặn đánh địch trên đường Bàn Sao - đèo Bông Lau.
+ Ở hướng tây, quân ta phục kích địch ở Đoan Hùng, Khe Lau...
Kết quả : Đại bộ phận quân Pháp phải rút khỏi Việt Bắc, cãn cứ Việt Bắc vẫn được bảo toàn, bộ đội chủ lực của ta ngày càng trưởng thành.
Ý nglịĩa : Chiến thắng của ta buộc Pháp phải chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh’’ sang đánh lâu dài.
Mục V. Đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dán toàn diện
Về quân sự : thực hiện vũ trang toàn dân, phát động chiến tranh du kích.
Về chính trị - ngoại giao : nãm 1948, tại Nam Bộ, lần đầu tiên ta tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân từ cấp xã đến cấp tỉnh. Củng cố uỷ ban kháng chiến hành chính các cấp. Đầu nãm 1950, Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân đã đặt quan hệ ngoại giao với nước ta.
Về kinh tế : ta chủ trương phá hoại kinh tế địch, xây dựng nền kinh tế tự cấp, tự túc.
Về vãn hoá giáo dục : tháng 7-1950, Chính phủ đề ra chủ trương cái cách giáo dục phổ thông.
Cách học
Mục I. Về cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ, học sinh dựa vào SGK và trả lời các câu hỏi ở cuối mục để giải thích được nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc. Đứng trước hoàn cảnh nền độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước bị đe doạ nghiêm trọng, thể theo nguyện vọng của toàn dán, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hổ Chí Minh đã phát động cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Chú tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gợ/ toàn quốc kháng chiên.
Về đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp, học sinh tìm hiểu SGK và trá lời câu hỏi :
Những vãn bản nào thể hiện tập trung đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ?
Nội dung chủ yếu cùa đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp là gì ?
Tại sao nói : cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của ta là chính nghĩa và có tính nhân dân ?
Mục II. Về cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16, học sinh dựa vào SGK và trả lời câu hỏi ở cuối mục để nèu được những nét chính về cuộc chiến đấu dũng cám của quân dân ta ở các đô thị, nhất là cuộc chiến đâu ở thú đô Hà Nội, ý nghĩa của cuộc chiến đấu.
Mục III. Về việc tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiên lâu dài, học sinh dựa vào SGK, trả lời câu hỏi ở cuối mục về sự chuẩn bị các mặt của ta cho cuộc kháng chiến.
Mục IV. Đối với âm mưu của thực dãn Pháp tiến công căn cứ địa Việt Bắc, học sinh tìm hiểu SGK và trả lời câu hói :
Vì sao thực dân Pháp chủ động tiến công lên cãn cứ địa Việt Bắc ?
— Tiếp đó, tìm hiểu lược đồ Hình 45. Lược đồ chiến hịch Việt Bắc thu -đông năm 1947 để trình bày rõ hành động của thực dân Pháp trong cuộc tiến công cãn»cứ địa Việt Bắc của ta.
Về cuộc chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc của quân dân ta, học sinh nêu được diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.
Mục V. Về việc đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn diện sau thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, học sinh dựa vào SGK và tìm hiểu các vấn đề đã nêu ra ở cuối mục.
Một số khái niệm, thuật ngữ
-Tối hậu thư: thư gửi lần cuối cùng nêu những yêu cầu, điều kiện bắt đối phương phải theo, nếu không sẽ bị tiến công ngay.
7 mil" (loàn Tint đò : ngay tối 19-12-1946, các đơn vị Vệ quốc quân và Tự vệ thành, Tự vệ chiên đâ'u. Công an xung phong ở Hà Nội đã bước vào cuộc chiến đáu mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc. Để thống nhất chỉ huy, thống nhất lực lượng, ngày 6-1-1947, uỷ ban kháng chiến Liên khu phố I và Bộ chí huy Mặt trận Hà Nội quyết định thống nhất các lực lượng trên lấy tén là Trung đoàn Liên khu phô' ĩ. Ngày 12-1-1947, Hội nghị Quàn sự toàn quốc kín thứ nhất quyết định đật tên Trung đoàn Liên khu phố 1 là Tiling đoàn Thủ đô.
Tiêu thí) kháng chiến : chủ trương của ta trong ngày đầu kháng chiến chõng thực dân Pháp : phá huy tất cả nhà cửa. đường sá không cho chúng thực hiện chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh”, cầm chân chúng ờ những nơi chiếm dóng, gây khó khăn trong việc tiếp tế... Việc tiêu thổ kháng chiến biểu hiện lòng yêu nước của nhân dân ta "thà hi sinh tất cá chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ".
-Thực túc, binh cường : trong chiến tranh, lương thực, thực phẩm dổi dào thì quân đội sẽ mạnh, báo đảm đánh chác thắng.
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Càu 1. Trước ngày 19-12-1946, thực dân Pháp đã có những hành động nhằm đẩy nước ta nhanh tới chiến tranh :
Pháp không thực sự chấp hành lệnh ngừng bắn ớ Nam Bộ, dựng lên chính phủ bù nhìn "Nam Kì tự trị" tập trung quàn tiến công các cơ sở cách mạng, vùng tự do, căn cứ địa của ta.
Ớ miền Bác : ngày 20-11-1946, Pháp giành quyền thu thuế quan với ta ở cảng Hải Phòng. Ngày 27-11-1946, Pháp nổ súng đánh chiếm Hài Phòng và Lạng Sơn.
-Tại Hà Nội : từ đầu tháng 12-1946 quân Pháp luôn gây xung đột, khiêu khích với công an viên và tự vệ chiến đấu của ta đang giữ trật tự trong thành phố. Đặc biệt nghiêm trọng hơn ngày 17-12-1946, chúng bắn đại bác, súng cối vào khu phố Hàng Bún, phố Yên Ninh, chiếm trụ sở Bộ Tài chính và một số cơ quan khác của ta.
Ngày 18-12-1946, viên chỉ huy quân đội Pháp ở phía bắc Việt Nam đã gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phái giãi tán lực lượng công an và tự vệ chiến đấu và trao quyền kiếm soát Hà Nội cho chúng, chậm nhất là vào sáng 20-12-1946 nếu không chúng sẽ hành động.
Những hành động bội ước chứng tỏ bộ mặt xâm lược của thực dân Pháp đã lộ rõ. Chính những hành động này đã đẩy nước ta nhanh chóng tới chiến tranh.
Cáu 2. Chú tịch Hổ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến trong hoàn cảnh nào ? Nội dung của Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
* Hoàn cảnh
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, chúng ta mong muốn có hoà bình đế xây dựng đất nước. Vì vậy Đàng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phải kí với
Chính phủ Pháp Hiệp định sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946) mà thực chất là sự nhân nhượng của ta đối với Pháp. Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước, ta nghiêm chinh thi hành những điều đã kí: ngừng bắn ở Nam Bộ, thả tù binh...
Song thực dân Pháp đã bội ước, từng bước xâm lược, tấn công ta : Pháp không thực sự chấp hành lệnh ngừng bắn ở Nam Bộ, dựng lên chính phủ bù nhìn "Nam Kì tự trị" tập trung quân tiến công các cơ sở cách mạng, vùng tự do, căn cứ địa của ta...
Với những hành động bội ước trên, bộ mặt xâm lược của thực dân Pháp đã lộ rõ. Tinh thế không thê’ hoà hoãn được nữa, nhân dân ta chì còn một con đường là đứng lên cầm vũ khí đấu tranh bảo vệ nền độc lập. Đêm 19-12-46, Trung ương Đảng họp ở làng Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) quyết định phát động cuộc kháng chiến chống Pháp trong toàn quốc.
Nội dung chủ yếu
Thứ nhất, nêu rõ thiện chí, nguyện vọng hoà bình và quyết tâm kháng chiến của nhân dân Việt Nam : "Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa !
Không ! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ..."
Thứ hai, nêu lên tư tưởng cơ bản của đường lối chiến tranh nhân dân : Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không phân chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gây gộc...
Thứ ha, khẳng định niềm tin của nhân dân ta đối với cuộc kháng chiến : "Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh, thắng lợi nhất định thuộc về dân tộc ta ! ",
Câu 3. Diễn biến cuộc chiến đấu ở các đô thị cuối năm 1946 - đầu năm 1947 và ý nghĩa của cuộc chiến đấu đó.
Diền hiến
Dựa vào Mục II, phần Kiến thức cơ bản để trả lời.
Ý nghĩa
Đạt được mục tiêu đề ra là đã giam chân địch một thời gian dài trong các đô thị, tạo ra thế trận cho cuộc chiến tranh nhân dân.
Tạo điều kiện cho ta chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho cuộc kháng chiến lâu dài.
Cáu 4. Những nét chủ yếu về diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 :
Dựa vào Mục IV, phần Kiến thức cơ bản để trả lời.
Câu 5. Âm mưu của thực dân Pháp ở Đông Dương sau thất bại trong cuộc tiến công Việt Bắc thu - đông 1947 là tâng cường thực hiện chính sách "dùng người Việt đánhngười Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" nhàm chống lại cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của nhân dân ta.
Câu 6. Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của ta được đẩy mạnh trên tất cả các mặt sau chiến thắng Việt Bắc thu - đóng 1947 :
Về quân sự : thực hiện vũ trang toàn dân, phát động chiến tranh du kích.
Về chính trị - ngoại giao : năm 1948, tại Nam Bộ, lần đấu tiên ta tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân từ cấp xã đến cấp tinh. Cùng cố Uỷ ban kháng chiến hành chính các cấp. Đầu năm 1950, Trung Quốc, Liên Xô và nhiều nước dân chủ nhân dân đã dặt quan hệ ngoại giao với nước ta.
Về kinh tế : ta chủ trương phá hoại kinh tế của địch, xây dụng nển kinh tế tự cấp, tự túc.
Về văn hoá, giáo dục : tháng 7-1950, Chính phủ đề ra chủ trương cải cách giáo dục phố thông.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIEM tra, đánh giá
Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (họp ngày 18,19-12-1946) quyết định phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp diễn ra tại
A. làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh).	B. số 312 Khâm Thiên (Hà Nội),
c. số 48 Hàng Ngang (Hà Nội).	D. làng Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội).
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh được truyền đi khắp cả
B. đêm 19-12-1946. D. đêm 22-12-1946.
nước vào
A. đém 18-12-1946. c. đêm 20-12-1946.
Nội dung cơ bàn đường lối kháng chiến chống Pháp của ta được xác định là
cuộc chiến tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ nền độc lập dân tộc.
cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
c. tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ quốc tế, chống Pháp giành độc lập dân tộc.
D. đấu tranh hoà bình buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập cho dân tộc ta.
Ý nào dưới đây không phải là mục đích của thực dân Pháp khi tấn công lên Việt Bắc năm 1947 ?
tiêu diệt lực lượng bộ đội chủ lực của ta.
phá tan cơ quan đầu não kháng chiến của ta.
c. khoá chặt biên giới Việt - Trung, ngăn chặn sự liên lạc của ta với quốc tế.
D. mở rộng đường biên giới để thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.
CÔH 2. Lập bảng theo mầu sau và điền tiếp diễn biến cuộc chiến đấu của nhân dân ta
ớ các đô thị cuối năm 1946 - đầu năm 1947.
Đó thị
Diễn biến
Hà Nội
Nam Định,
Huế, Đà nang
Vinh
Nam Bộ và Nam Trung Bộ
Cáu 3. Tại sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân ta bùng nổ ?
Câu 4. Phân tích nội dung đường lối kháng chiến của Đảng : toàn dân, toàn diện, trường kì. tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Cáu 5. Phàn tích ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947.