Giải bài tập Sinh Học 12 Bài 19. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào

  • Bài 19. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào trang 1
  • Bài 19. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào trang 2
§19. TẠO GIÔNG BẰNG PHƯtiNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN
vàcGngnghệtêbào
KIẾN THỨG cơ BẢN
Các em cần nắm vững kiến thức cơ bản ở bài học.
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK
Phần tìm hiểu và thảo luận
o Với những kiến thức dã học, các em hãy đề xuất cách thức nhận biết sơ bộ các cây tứ bội trong sô' các cây lưỡng bội.
Cây tứ bội có cơ quan sinh dưỡng to hơn cây lưỡng bội cùng loài.
o Nếu bạn có 1 con chó có kiểu gen quỷ hiếm, làm thế nào bạn cộ thể tạo ra nhiều con chó có kiểu gen y hệt con chó của bạn?
' Nhân bản vô tính động vật.
Phần gợi ý trả lời câu hỏi và bài tập
Giả sử có một giống cây cà chua có gen A quỵ định 1 tính trạng không mong muốn (dễ mắc bệnh X). Hãy nêu quy trình tạo thể dột biến mang kiểu gen aa có khả năng kháng bệnh X.
Quy trình tạo thể đột biến gồm các bước:
Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến thích hợp, với liều lượng và thời gian thích hợp.
Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muôn bằng biện pháp thích hợp.
Tạo dòng thuần chủng.
Có hai giống lúa, một giống có gen quy định khả năng kháng bệnh X và một giống có khả năng kháng bệnh Y. Bằng cách gãy dột biến, người ta có thể tạo ra giống mới có 2 gen kháng bệnh X và Y luôn di truyền cùng nhau. Giải thích cách tiến hành thí nghiệm. Biết rằng, gen quy định bệnh X và gen quy định bệnh Y nằm trên hai NST tương dồng khác nhau.
Bằng phương pháp gây đột biến thực nghiệm chuyển đoạn NST tạo giông lúa mới có 2 gen kháng bệnh X và Y luôn di truyền cùng nhau.
Trinh bày quy trình tạo giống cây khác loài bằng phương pháp lai tể bào xôma.
Gồm 4 khâu:
Để cho 2 tế bào thực vật 2n (tế bào sinh dưỡng) có thể dung hợp với nhau thành 1 tế bào thống nhất, người ta cần phải loại bỏ thành tế bào trước khi đem lai.
Sau đó, cho các tế bào đã mất thành tế bào (tế bào trần) của 2 loài vào trong môi trường đặc biệt để chúng dung hợp với nhau.
Tiếp đến, cho tế bào lai vào nuôi cấy trong môi trường nuôi cấy đặc biệt cho chúng phân chia và tái sinh thành cây lai khác loài.
Từ 1 cây lai khác loài, bằng kĩ thuật nuôi cấy tế bào xôma, có thể nhân nhanh thành nhiều cây.
Giải thích quy trình nhân bản vô tính ở dộng vật và nêu ỷ nghĩa thực tiễn của phương pháp này.
(Xem hình 19 - Quy trình nhân bản cừu Dolly ở SGK).
Quy trình:
Lấy trứng của con cừu ra khỏi cơ thể (cừu cho trứng) rồi sau đó loại bỏ nhân của tế bào trứng.
Tiếp đến, lấy nhân tế bào tách ra từ tế bào vú của con cừu khác (cừu cho nhân tế bào) rồi đưa nhân tế bào này vào trứng đã bị loại nhân.
Sau đó, nuôi trứng đã được cấy nhân trong ông nghiệm cho phát triển thành phôi rồi cấy phôi vào trong tử cung của con cừu khác để cho phôi phát triển và sinh nở bình thường. Cừu con sinh ra có kiểu hình giông hệt kiểu hình của cừu cho nhân tế bào.
- Ý nghĩa thực tiễn của phương pháp nhân bản vô tính ở động vật:
+ Nhân bản được những cá thể động vật quý hiếm.
+ Tàng năng suất trong chăn nuôi.
+ Tạo ra các giông động vật mang gen người nhằm cung cấp cơ quan nội tạng của người cho việc thay thế, ghép nội quan cho người bệnh mà không bị hệ miễn dịch của người loại thải.
Hãy chọn 1 loài cây thích hợp trong số loài cây nêu dưới dây để có thể áp dụng chất cônsixin nhằm tạo giống mới dem lại hiệu quả kinh tế cao.
A. Cây lúa. B. Cây đậu tương. c. Cây củ cải đường. D. Cây ngô. Đáp án: c.
Hãy nêu một số ví dụ về thành tựu trong tạo giông cây trồng nhờ gây đột biến nhân tạo.
Đã tạo được những giông lúa, lúa mì chông chịu tót, năng suất cao, tạo được các giống ngô có hàm lượng lizin trong hạt cao, năng suất cao; tạo được các giông đa bội năng suất cao như: củ cải đường, lúa mạch, dưa hấu, hướng dương, táo lê, khoai tây,... và nhiều cây cảnh khác.