Giải bài tập Sinh Học 12 Bài 41. Diễn thế sinh thái

  • Bài 41. Diễn thế sinh thái trang 1
  • Bài 41. Diễn thế sinh thái trang 2
  • Bài 41. Diễn thế sinh thái trang 3
  • Bài 41. Diễn thế sinh thái trang 4
§41. DIỄN THÊ SINH THÁI
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Các em cần nắm vững kiến thức cơ bản ở bài học.
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK
A. Phần tìm hiểu và thảo luận
o Trong ví dụ 2, song song với quá trình biến dổi của quần xã, các diều kiện tự nhiên của môi trường đã thay đổi như thế nào?
Trong ví dụ 2, song song với quá trình biến đổi của quần xã, các điều kiện tự nhiên của môi trường đã thay đổi như sau:
Giai đoạn A: Hồ có nhiều nước, đáy có ít mùn bã.
Giai đoạn B: Lượng mùn bã dưới đáy hồ tăng dần
Giai đoạn C: Lượng mùn bã dưới đáy hồ tiếp tục tăng, hồ bị lấp cạn dần và có thể nước hồ ngày càng đục hơn do xói mòn đem 1 lượng mùn, đất hòa tan vào trong nước.
Giai đoạn D: Giống với giai đoạn c nhưng đáy hồ bị nâng cao hơn, nước cạn dần và hồ biến thành vùng đất trũng.
Giai đoạn E: Điều kiện tự nhiên trong đáy hồ thay đổi hẳn, chuyển từ hồ nước thành vùng đất trên cạn.
o - Hãy điền các giai đoạn của 2 diễn thế sinh thải, nguyên nhăn gây ra diễn thế vào bảng.
- Hãy lấy ví dụ minh họa 2 kiểu diễn thế sinh thái trên.
- Bảng các giai đoạn của 2 kiểu diễn thế, nguyên nhân gây ra diễn thế:
Giai đoạn khởi đầu
Giai đoạn giữa
Giai đoạn cuối
Nguyên nhân của diễn thế
Diễn
thế
nguyên
sinh
Khởi đầu từ môi trường trông trơn.
Các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau và ngày càng phát triển đa dang.
Hình
thành quần xã tương đô'i ổn định.
Tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã.
Cạnh tranh gay gắt giữa các loài treng quần thể.
Diễn thế thứ sinh
Khởi đầu ở môi trường đã có 1 quần xã sinh vật phát triển nhưng bị hủy diệt do tự nhiên hay khai thác quá mức của con người.
Một quần xã mới phục hồi thay thế quần xã bị hủy diệt, các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau.
Có thể hình thành nên quần xã tương đôi ổn định, tuy nhiên rất nhiều quần xã bị suy thoái.
Tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã.
Hoạt động khái thác tài nguyên của con người.
Cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.
- Ví dụ: + Diễn thế nguyên sinh ở cồn mới nổi lên ở lòng sông.
+ Diễn thế thứ sinh ở rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
Cây lim bị chặt hết. (Xem hình 41.3 ở SGK).
o Để khắc phục những biến dổi bất lợi của môi trường, người ta thường sử dụng các biện pháp như cải tạo đất, tăng cường chăm sóc cây trồng, phòng trừ sâu bệnh, làm thủy lợi để điều tiêt lượng nước,... Em hãy nêu lên 2 ví dụ mà em biết về việc thực hiện các biện pháp trên.
Ví dụ:
Quy luật diễn thế của rừng nước mặn là sẽ chuyển thành rừng tràm
(rừng phèn). Nếu muốn bảo vệ rừng nước mặn tồn tại lâu dài hơn, người ta có thể áp dụng 1 số biện pháp ngăn chặn diễn thế đó, như đào kênh dẫn nước biển để giữ đất ở trạng thái thích hợp cho cây nước mặn.
Trồng cây gây rừng cải tạo khí hậu địa phương.
B. Phần gợi ý trả lời câu hỏi và bài tập
Thế nào là diễn thế sinh thái?
Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
Hãy mô tả quá trình diễn thê' của 1 quần xã sinh vật nào đó xảy ra ở địa phương của em, hoặc ở địa phương khác mà em biêt.
Mô tả quá trình diễn thế ở 1 cồn cát mới nổi lên ở lòng sông:
- Giai đoạn đầu chưa có sinh vật sinh sống
Sau đó, khi cồn đã được bồi cao hơn 1 chút có các loài thực vật như ô rô, mái dầm, bần,... và động vật như: còng, thòi lòi, bà chằn,...
Giai đoạn cồn đã được bồi cao hơn nữa đất không còn ngập nước thì xuất hiện cây cỏ, cây bụi và con người đến khai thác hình thành vườn cây ăn trái.
Trong 1 khu rừng nhiệt đới có các cây gỗ lớn và nhỏ mọc gần nhau. Vào 1 ngày có gió lớn, 1 cây to bị đổ ở giữa rừng tạo nên 1 khoảng trống lớn. Em hãy dự đoản quả trình diễn thế xảy ra trong khoảng trống dó.
Trong 1 khu rừng nhiệt đới có các cây gỗ lớn và nhỏ mọc gần nhau. Vào 1 ngày có gió lớn, 1 cây to bị đổ ở giữa rừng tạo nên 1 khoảng trông lớn. Diễn thế xảy ra trong khoảng trông đó:
Giai đoạn tiên phong: Các cây cỏ ưa sáng tới sông trong khoảng trông.
Giai đoạn tiếp theo:
+ Cây bụi nhỏ ưa sáng tới sống cùng cây cỏ.
+ Cây gỗ nhỏ ưa sáng tới sông cùng cây bụi, các cây cỏ chịu bóng và ưa bóng dần dần vào sông dưới bóng cây gỗ nhỏ và cây bụi.
+ Cây cỏ và cây bụi nhỏ ưa sáng dần dần bị chết do thiếu ánh sáng, thay thế chúng là các cây bụi và cỏ ưa bóng.
+ Cây gỗ ưa sáng cạnh tranh ánh sáng mạnh mẽ với các cây khác và dần dần thắng thế chiếm phần lớn khoảng trông.
Giai đoạn cuối: nhiều tầng cây lấp kín khoảng trông, gồm có tầng cây gỗ lớn ưa sáng phía trên cùng, cây gỗ nhỏ và cây bụi chịu bóng ở lưng chừng. Các cây bụi nhỏ và cỏ ưa bóng ở phía dưới.
Hoạt động khai thác tài nguyên không hợp lí của con người có thể coi là hành động “tự đào huyệt chôn mình” của diễn thế sinh thái được không? Tại sao?
Hoạt động khai thác tài nguyên không hợp lí của con người coi là hành động “tự đào huyệt chôn mình” của diễn thế sinh thái:
Hoạt động khai thác tài nguyên của con người không hợp lí như chặt phá, đốt rừng, san lấp hồ nước, xây đập ngăn các dòng sông, đắp đầm nuôi tôm vùng ven biển 1 cách tuỳ tiện,... sẽ làm thay đổi điều kiện sông, dẫn tới suy thoái các quần xã sinh vật. Việc làm đó gây ra 1 loạt các hậu quả:
Làm biến đổi và dẫn tới mất môi trường sông của nhiều loài sinh vật, làm giảm đa dạng sinh học.
Thảm thực vật bị mất dần sẽ dẫn tới xói mòn đất, biến đổi khí hậu, gây ra nguyên nhân của nhiều tiên tai như lụt lội, hạn hán, đất nhiễm mặn,...
Môi trường mâ't cân bằng sinh thái, kém ổn định dễ gây ra nhiều bất lợi cho người và sinh vật...
Những hậu quả trên sẽ làm cho cuộc sống của con người bị ảnh hưởng nặng nề, không ổn định.
Tuy nhiên, con người khác với các sinh vật khác là có thể thể tự điều chỉnh các hành động của mình để khai thác tài nguyên hợp lí, bảo vệ môi trường sống của con người và các sinh vật khác trên Trái Đất. Con người với khả năng khoa học đang ngày càng cải tạo tự nhiên làm cho quần xã sinh vật phong phú hơn. Do vậy, chúng ta tin tưởng rằng hoạt động khai thác tài nguyên của con người sẽ dần dần hợp lí và môi trường sống trên Trái Đất sẽ được bảo vệ.