Giải bài tập Sinh Học 12 Bài 38. Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)

  • Bài 38. Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo) trang 1
  • Bài 38. Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo) trang 2
  • Bài 38. Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo) trang 3
§38. GÁC ĐẶC TRUNG ctí BẢN CỦA QUÁN THỂ SINH VẬT (to
I. KIẾN THỨC cơ BÀN
Ngoài kiến tliức cơ bản trong bài học, các em cần tham khảo thêm:
+ Kích thước tối thiểu của quần thể là sô' lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
Nếu kích thước quần thể dưới mức tối thiểu, quần thể dễ bị suy giảm dẫn tới diệt vong.
Kích thước tối thiểu là đặc trưng cho loài:
+ Kích thước tối đa của quần thể là giới hạn lớn nhất về sô' lượng mà quần thể có thể đạt được phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
Nếu kích thước quá lớn dẫn tới 1 số cá thể di cư khỏi quần thể và mức tử vong cao.
Kích thước tối đa phụ thuộc khả năng cung cấp nguồn sông của môi trường.
+ Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học thường xuất hiện ở những loài có sức sinh sản lớn, sô' cá thể sống sót cao, có kích thước cơ thể nhỏ, tuổi thọ ngắn như: vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh, cỏ một năm,...
+ Tăng trưởng trong điều kiện môi trường bị giới hạn, thường xuất hiện ở những loài động, thực vật có kích thước cơ thể lớn như: voi, tê giác, bò tót,... và các loài cây gỗ lớn.
II. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK
Phần tìm hiểu và thảo luận
o Hãy nêu nguyên nhăn vì sao số lượng cả thể của quần thể sinh vật luôn biến đổi và nhiều quần thể sinh vật không tăng trưởng theo tiềm năng sinh học?
Số lượng cá thể của quần thể sinh vật luôn biến đổi và nhiều quần thể sinh vật không tăng trưởng theo tiềm năng sinh học bởi nhiều nguyên nhân như: điều kiện sông không hoàn toàn thuận lợi, hạn chế về khả năng sinh sản của loài, sự biến động số lượng cá thể do xuất cư theo mùa,...
o Quan sát hình 38.4 và trả lời các câu hỏi sau:
Dân sô' thế giới tăng trưởng với tốc độ như thế nào? Tăng mạnh vào thời gian nào?
Nhờ những thành tựu nào mà con người đã đạt được mức độ tăng trưởng đó?
(Xem hình 38.4 - Đồ thị tăng trưởng dân số thế giới ở SGK).
Dân số thế giới đã tăng trưởng với tốc độ rất nhanh. Tăng mạnh trong 200 năm qua.
Nhờ những thành tựu to lớn về phát triển vãn hóa - xã hội, chất lượng cuộc sống con người ngày càng được cải thiện, Ỳnức độ tử vong giảm và tuổi thọ ngày càng được nâng cao.
Phần gợi ý trả lời câu hỏi và bài tập
Hãy giải thích các khải niệm sau: mức độ sinh sản, mức độ tủ vong, mức dộ xuất cư, mức độ nhập cư.
Các khái niệm:
Mức độ sinh sản là số lượng cá thể của quần thể được sianh ra trong 1 đơn vị thời gian.
Mức độ tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong 1 đơn vị thời gian.
Xuất cư là hiện tượng 1 sô' cá thể quần thể rời bỏ quần thể của mình chuyển sang sông ở quần thể bên cạnh hoặc di chuyển đến nơi ở mới.
Nhập cư là hiện tượng 1 sô' cá thể nằm ngoài quần thể chuyển tới sông trong quần thể.
Một quần thể có kích thước ổn định thì 4 nhân tố là mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ xuất cư và mức độ nhập cư có quan hệ với nhau như thế nào?
Một quần thể có kích thước ổn định thì:
mức sinh sản (b) + mức nhập cư (i) tương đương mức tử vong (d) + mức xuất cư (e)
b + i = d + e
Kiểu tăng trưởng theo tiềm năng
Kiểu tăng trưởng thực tế
1. Kích thước cơ thể nhỏ
1. Kích thước cơ thể lớn
2. Tuổi thọ thấp, tuổi sinh sản lần đầu đến sớm
2. Tuổi thọ cao, tuổi sinh sản lần đầu đến muộn
3. Sinh sản nhanh, sức sinh sản cao
3. Sinh sản chậm, sức sinh sản thấp
4. Mẫn cảm với sự biến động của các nhân tô' vô sinh
4. Chịu tác động chủ yếu của các nhân tố hữu sinh
5. Không biết chăm sóc con non hoặc chăm sóc con non kém
5. Biết bảo vệ và chăm sóc con non rất tốt
6. Kiểu tăng trưởng dạng hàm mũ
6. Kiểu tảng trưởng dạng hàm logictis
7. Đường cong tàng trưởng dạng chữ J
7. Đường cong tăng trưởng dạng chữ s
38.3. Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học của quần thể khác với tăng trưởng thực tế như thế nào?
Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học của quần thể khác với tăng trưởng thực tế như sau:
38.4. Mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức dộ xuất cư và nhập cư của
quần thể người có ảnh hưởng như thê' nào tới tăng dân số? Lấy ví dụ của Việt Nam để minh họa.
Đường cong tăng trưởng của quần thể người có dạng hình chữ J là đường cong tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.
Do tiến bộ về khả năng lao động sản xuất, chế ngự thiên nhiên, phát triển văn hóa mà mức độ tử vong giảm, tuổi thọ ngày càng được nâng cao, trong khi mức sinh sản không giảm dẫn đến bùng nổ dân số’.
Ví dụ ở Việt Nam: Dân sô' của Việt Nam cũng tăng với tốc độ khá nhanh, chỉ trong vòng 57 năm dân sô' đã tăng từ 18 triệu (năm 1945) lên hơn 82 triệu (năm 2004), tức tăng gấp 4,5 lần.
Hậu quả của tăng dân số quá nhanh là gì? Chúng ta cần làm gì để khắc phục hậu quả dó?
Sự tăng dân sô' quá nhanh và phân bô' dân cư không hợp lí là nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng môi trường giảm sút, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sông của con người.
Để khắc phục hậu quả của sự tăng dân sô' quá nhanh, chúng ta cần phải: thực hiện kê' hoạch hóa gia đình, xây dựng mô hình gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, hạnh phúc, tiến bộ và bền vững; thực hiện các biện pháp phù hợp để nâng cao thể chất, trí tuệ, tinh thần của bản thân và các thành viên trong gia đình; tôn trọng lợi ích của Nhà nước, cộng đồng trong việc điều chỉnh quy mô dân sô', cơ cấu dân sô', phân bô' dân cư, nâng cao chất lượng dân số; thực hiện các quy định của Pháp lệnh dân sô' và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến công tác dân số.