Giải bài tập Sinh Học 12 Bài 5. Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc của nhiễm sắc thể

  • Bài 5. Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc của nhiễm sắc thể trang 1
  • Bài 5. Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc của nhiễm sắc thể trang 2
  • Bài 5. Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc của nhiễm sắc thể trang 3
§5. NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Ngoài kiến thức cơ bản trong bài học, các em cần tham khảo thêm:
Ớ sinh vật nhân thực:
+ NST được cấu tạo chủ yếu từ ADN và prôtêin histôn, dạng chuỗi xoắn dài.
+ Mỗi loài đều có bộ NST đặc trưng.
+ Các loài khác nhau có thể có sô' lượng, hình thái cấu trúc NST khác nhau.
+ Ở phần lớn các loài, NST trong tế bào xôma thường tồn tại từng cặp tương đồng giống nhau về hình thái, kích thước, trình tự các gen (bộ NST lưỡng bội, kí hiệu 2n).
+ Có 2 loại NST là NST thường và NST giới tính.
ơ vi khuẩn: NST chỉ là phân tử ADN trần, dạng vòng.
Ở virút: NST là phân tử ADN trần, ở 1 số virút, NST là ARN.	
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK
A. Phần tìm hiểu và thảo luận
o Hãy nêu những biến đổi hình thái của NST qua các kì phân bào.
Trong quá trình nguyên phân:
Kì trung gian: NST có dạng sợi mảnh gọi là sợi nhiễm sắc. Trên sợi nhiễm sắc có các hạt nhiễm sắc là những chỗ sợi nhiễm sắc bắt đầu xoắn. Trong kì này, mỗi NST tự nhân đôi thành 1 NST kép gồm 2 crômatit giông hệt nhau, dính nhau ở tâm động.
Kì trước-, các crômatit tiếp tục xoắn.
Kì giữa: sự đóng xoắn đạt mức tô'i đa.
Kì sau: các crômatit tách nhau ở tâm động, mỗi crômatit trở thành NST đơn đi về mỗi cực của thoi vô sắc.
Kì cuối: các NST tháo xoắn và trở về dạng sợi mảnh.
o Vị trí đứt gãy khác nhau trên NST trong các dột biến cấu trúc NST liệu có gây nên những hậu quả khác nhau cho thể đột biến hay không?
Vị trí đứt gãy khác nhau trên NST trong các đột biến cấu trúc NST gây
nên những hậu quả khác nhau cho thể đột biến.
B. Phần câu hỏi và bài tập
Mô tả cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhăn thực.
(Xem hình 5.2 Cấu trúc siêu hiển vi của NST ở SGK).
NST được cấu tạo từ chất nhiễm sắc gồm phân tử ADN mạch kép có chiều ngang 2nm.
Phân tử AJDN quấn quanh khối cầu prôtêin tạo nên các nuclêôxôm. Mỗi nuclêôxôm gồm có lõi là 8 phân tử prôtêin histôn và được 1 đoạn ADN dài 146 cặp nuclêôtit quấn quanh 1% vòng. Giữa hai nuclêôxôm là một đoạn ADN và một phân tử histôn. Chuỗi nuclêôxôm tạo thành sợi cơ bản có chiều ngang llnm.
c. Sợi cơ bản cuộn xoắn bậc hai tạo thành sợi nhiễm sắc có chiều ngang khoảng 30nm.
Sợi nhiễm sắc lại được xếp cuộn lần nữa tạo nên sợi có chiều ngang khoảng 300nm.
Cưô'i cùng là một lần xoắn tiếp của sợi 30nm thành crômatit có chiều
ngang khoảng 700nm.	,
NST tại kì giữa ở trạng thái kép gồm 2 crômatit. Vì vậy, chiều ngang của mỗi NST có thể đạt tới 1400nm.
Tại sao mỗi NST lại dược xoắn lại theo nhiều cấp dộ khác nhau?
Mỗi NST xoắn lại theo nhiều câp độ khác nhau giúp các NST có thể xếp
gọn trong nhân tế bào, giúp điều hòa hoạt động các gen và giúp NST dễ' dàng di chuyển trong quá trình phân bào.
Đột biến cấu trúc NST là gì? Có những dạng nào? Nêu ý nghĩa.
Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi xảy ra trong cấu trúc NST.
Đột biến cấu trúc NST có những dạng; mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.
Ý nghĩa; các dạng đột biến cấu trúc NST đều góp phần tạo nên nguyên liệu cho tiến hóa và có ý nghĩa trong chọn giông.
Tại sao phần lớn các loại đột biến cấu trúc NST là có hại, thậm chí gây chết cho các thể dột biến?
Đột biến cấu trúc NST thường làm hư hỏng các gen, làm mất cân bằng gen và tái cấu trúc các gen trên NST.
Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất
Hiện tượng đột biến cấu trúc NST do
đứt gãy NST
đứt gãy NST hoặc đứt gãy rồi tái kết hợp khác thường
c. trao đổi chéo không đều	D. Cả B và c
Đáp án: D.
Trong các dạng dột biến cấu trúc NST sau, dạng thường gây hậu quả lớn nhất là:
A. lặp đoạn NST c. đảo đoạn NST Đáp án: D.
B. chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ D. mất đoạn lớn