Giải bài tập Sinh Học 12 Bài 45. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu xuất sinh thái

  • Bài 45. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu xuất sinh thái trang 1
  • Bài 45. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu xuất sinh thái trang 2
  • Bài 45. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu xuất sinh thái trang 3
§45. DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI
VÀ HIỆU SUẤT SINH THÀI
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Ngoài kiến thức cơ bản trong bài học, các em cần tham khảo thêm:
Hiệu suất sinh thái là tỷ lệ phần trăm chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK
A. Phần tìm hiểu và thảo luận
o Hãy giải thích vì sao năng lượng truyền lên các bậc dinh dưỡng cao hơn thì càng nhỏ dần?
(Xem Sơ đồ khái quát năng lượng truyền qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái ở SGK).
Năng lượng truyền lên các bậc dinh dưỡng cao hơn thì càng nhỏ dần là do 1 phần năng lượng bị thất thoát dần qua nhiều cách ở mỗi bậc dinh dưỡng:
Một phần năng lượng của sinh vật làm thức àn không sử dụng được (rễ, lá, cành rơi rụng, xương, da, lông,...)
Một phần được động vật sử dụng nhưng không đồng hóa mà thải ra môi trường dưới dạng các chát bài tiết.
Một phần quan trọng khác mất đi là do hô hấp, tạo nhiệt ở mỗi bậc dinh dưỡng.
o Quan sát lại hình 43.1 (hình lưới thức ăn trong bài 43) và cho biết:
Các sinh vật sản xuất trong hệ sinh thải dó.
Những sinh vật nào dóng vai trò quan trọng trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng và ngược lại từ chu trình dinh dưỡng vào môi trường vô sinh?
Nêu 1 cách tóm tắt con dường truyền năng lượng trong hệ sinh thải đó.
(Xem Một lưới thức ăn trong hệ sinh thái rừng ở SGK).
Sinh vật sản xuất trong hệ sinh thái: cây xanh gồm các cơ quan lá, hoa, quả và hạt)
Sinh vật đóng vai trò quan trọng trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng: cây xanh.
Sinh vật đóng vai trò quan trọng trong việc truyền năng lượng từ chu trình dinh dưỡng vào môi trường vô sinh: mô'i, bọ nhảy.
Trình bày tóm tắt dòng năng lượng truyền qua các bậc dinh dưỡng của hệ sinh thái:
+ Sinh vật sản xuất: cây xanh (gồm các cơ quan lá, hoa, quả và hạt).
+ Sinh vật tiêu thụ bậc 1: bọ rùa, sâu, kiến.
+ Sinh vật tiêu thụ bậc 2: chìa vôi, quạ, bét, nhím, thằn lằn.
+ Sinh vật tiêu thụ bậc 3: quạ, mõì, nhím, kiến.
+ Sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất: nhím, quạ.
+ Sinh vật phân hủy: mốì, bọ nhảy.
B. Gợi ý trả lời câu hỏi và bài tập
Ánh sáng Mặt Trời có vai trò như thế nào đối với hệ sinh thái? Cho ví dụ về việc diều chỉnh các kĩ thuật nuôi trồng phù hợp với diêu kiện ánh sáng dể nâng cao năng suất vật nuôi và cây trồng?
Vai trò của ánh sáng đối với hệ sinh thái:
Tất cả sinh vật trên Trái Đất đều sông nhờ vào năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Thực vật thu nhận ánh sáng năng lượng Mặt Trời 1 cách trực tiếp qua quang hợp. Một phần năng lượng tích tụ trong sinh vật sản xuất được động vật ăn thực vật sử dụng và theo trình tự năng lượng được chuyển lên các bậc dinh dưỡng tiếp theo.
Ví dụ:
+ Tùy từng loài cây mà người ta chọn khoảng cách hợp lí để cây thu nhận được ánh sáng đầy đủ đem lại năng suất cao.
+ Chiếu sáng liên tục, để cứ trong 24 giờ thì gà đẻ 2 trứng.
Những nguyên nhân chính nào gây ra thất thoát năng lượng trong hệ sinh thái?
Những nguyên nhân chính gây ra thất thoát năng lượng trong hệ sinh thái:
Năng lượng mất qua hô hấp, tạo nhiệt ở mỗi bậc dinh dưỡng.
Năng lượng mất qua chát thải (thải qua bài tiết, phân, thức ăn thừa ... hoặc năng lượng mất qua rơi rụng như rơi rụng lá ở thực vật, rụng lông, lột xác của động vật...) ở mỗi bậc dinh dưỡng.
Hãy giải thích vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể kéo dài, quả 6 mắt xích.
Một phần năng lượng bị thất thoát dần qua nhiều cách ở các bậc dinh dưỡng:
+ Năng lượng mát qua hô hấp, tạo nhiệt ở mỗi bậc dinh dưỡng.
+ Năng lượng mất qua châ't thải (thải qua bài tiết, phân, thức ăn thừa,... hoặc hoặc năng lượng mat qua rơi rụng như rơi rụng lá ở thực vật, rụng lông, lột xác của động vật...) ở mỗi bậc dinh dưỡng.
Chuỗi thức ăn (hoặc bậc dinh dưỡng) càng lên cao năng lượng tích lũy càng ít dần và đến mức nào đó không còn đủ duy trì của 1 mắt xích (của 1 bậc dinh dưỡng). Khi 1 mắt xích (thực chất là 1 loài, hoặc nhóm cá thể của 1 loài) có số lượng cá thể quá ít (nhỏ hơn kích thước tô'i thiểu của quần thể) sẽ không thể tồn tại.
Hãy mô tả lại dòng năng lượng trong hệ sinh thái, minh họa trong
hình 45.4.	*
(Xem Sơ đồ minh họa dòng năng lượng trong 1 hệ sinh thái đồng cỏ ở SGK).
Dòng nâng lượng trong hệ sinh thái, minh họa trong hình 45.4:
Sinh vật sản xuất (1 phần năng lượng bị mất qua hô hâ'p, rụng lá cây). Động vật ăn cỏ (1 phần năng lượng bị mất qua hô hấp của động vật, bài tiết, thải qua phân...). Động vật ăn thịt bậc 1 (1 phần năng lượng mất qua hô hấp của động vật, bài tiết, thải qua phân...). Động vật ãn thịt bậc 2 (1 phần năng lượng mất qua hô hấp của động vật, bài tiết, thải qua phân...).
Ớ tất cả các bậc dinh dưỡng, các sản phẩm hữu cơ như xác sinh vật chết, lá cây rụng và phân ... được sinh vật phân giải thành các chất vô cơ.
Hãy chọn phương án trả lời đúng:
Quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã cho chúng ta biết:
sự phụ thuộc về thức ăn của động vật vào thực vật.
sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng và của quần xã. c. mức độ gần gũi giữa các loài trong quần xã.
D. dòng năng lượng trong quần xã.
Đáp án: D.