Giải bài tập Sinh Học 12 Bài 40. Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã

  • Bài 40. Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã trang 1
  • Bài 40. Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã trang 2
  • Bài 40. Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã trang 3
§40. QUÁN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT sô ĐẶC TRUNG cđ BẢN
CỦA QUÁN XÃ
KIẾN THỨC cơ BẢN
Ngoài kiến thức cơ bản trong bài học, các em cần tham khảo thêm: Khống chế sinh học là hiện tượng sô' lượng cá thể của một loài bị khống chế ở 1 mức nhất định, không tăng cao quá hoặc giảm thấp quá do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã.
ứng dụng khống chế sinh học là sử dụng thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây bệnh thay cho thuốc trừ sâu hóa học, tránh được ô nhiễm môi trường.
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK
Thế nào là 1 quần xã sinh vật? Nêu sự khác nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật. Lấy ví dụ minh họa.
Quần xã sinh vật là 1 tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sông trong 1 không gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mốì quan hệ gắn bó với nhau như 1 thể thông nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đốì ổn định.
Sự khác nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật:
+ Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sông trong 1 khoảng không gian nhất định, ở 1 thời điểm nhất định. Ví dụ, quần thể các cây thông, quần thể chó sói, quần thể trâu rừng,...
+ Quần xã sinh vật là 1 tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sông trong 1 không gian nhất định. Ví dụ, quần xã núi đá vôi, quần xã vùng ngập triều, quần xã hồ, quần xả rừng lim, quần xã đồng cỏ, quần xã cây bụi,...
Các dặc trưng cơ bản của quần xã là gì? Hãy lấy ví dụ minh họa các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật.
Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã:
Thành phần loài được thể hiện qua số lượng các loài trong quần xã, sô' lượng cá thể của mỗi loài, loài ưu thế và loài đặc trưng.
a. Đặc trưng về số lượng loài và sô' lượng cá thể của mỗi loài:
Sô' lượng các loài trong quần xã và sô' lượng cá thể của mỗi loài là mức độ đa dạng của quần xã, biểu thị sự ổn định, biến động hay suy thòái của quần xã. Một quần xã ổn định thường có sô' lượng loài lớn và sô' lượng cá thể của loài cao.
b. Đặc trưng về loài ưu thế và loài đặc trưng:
Loài ưu thế là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có sô' lượng cá thể nhiều, sinh khôi lớn hoặc do hoạt động của chúng mạnh. Trong các quần xã trên cạn, loài thực vật có hạt thường là loài ưu thế vì chúng ảnh hưởng rất lớn tới khí hậu của môi trường.
Loài đặc trưng là loài chỉ có ở 1 quần xã nào đó (ví dụ, cá cóc là loài đặc trưng, có ở rừng nhiệt đới Tam Đảo), hoặc là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng trong quần xã so với các loài khác (ví dụ, cây cọ có râ't nhiều ở vùng đồi Phú Thọ, cầy tràm là đặc trưng của quần xã rừng u Minh).
Đặc trưng về phân bố trong không gian của quần xã:
Phân bô' cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài. Nhìn chung, sự phân bô' cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sông của môi trường.
Phân bố cá thể trong quần xã theo chiều thẳng đúng như sự phân thành nhiều tầng cấy thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau trong rừng mưa nhiệt đới (hình 40.2). Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật sống trong rừng: nhiều loài chim, côn trùng sông trên tán cây cao; khỉ, vượn, sóc,... sông leo trèo trên cành cây; trong khi đó có nhiều loài động vật sống trên mặt đất và trong các tầng đất.
Phân bố theo chiều ngang trên mặt đất như sự phân bô' của sinh vật từ đỉnh núi, sườn núi tới chân núi; hoặc sinh vật phân bô' từ vùng đất ven bờ biển tới vùng ngập nước ven bờ và vùng khơi xa,... Nhìn chung, sinh vật phân bô' theo chiều ngang thường tập trung nhiều ở vùng có điều kiện sống thuận lợi như vùng đất màu mỡ, có độ ẩm thích hợp, thức ăn dồi dào,...
Nêu sự khác nhau giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ dối khảng.
Quan hệ hỗ trợ gồm quan hệ cộng sinh, hội sinh và hợp tác. Trong quan hệ hỗ trợ, các loài hoặc đều có lợi hoặc ít nhâ't không bị hại.
Quan hệ đô'i kháng bao gồm quan hệ cạnh tranh, kí sinh, ức chê' - cảm nhiễm và quan hệ sinh vật này ăn thịt sinh vật khác. Trong quan hệ đô'i kháng, loài được lợi sẽ thắng thê' và phát triển, loài bị hại sẽ bị suy thoái. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, cả 2 loài ít nhiều đều bị hại.
Trong các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã, có loài có lợi, có loài có hại. Hãy xếp theo thứ tự từ 1 cho tới hết các mối quan hệ theo nguyên tắc sau:
— Mối quan hệ chỉ có loài có lợi xếp trước.
- Mối quan hệ có loài bị hại xếp sau, loài càng bị hại nhiều càng xếp về sau.
(Xem bảng Quan hệ giữa các loài trong quần xã ở SGK).
Xếp theo thứ tự: loài có lợi, có loài bị hại, loài càng bị hại nhiều.
Muốn trong 1 ao nuôi được nhiều loài cá và cho năng suất cao, chúng ta cần chọn nuôi các loài cá như thế nào?
Muôn nuôi được nhiều cá trong 1 ao và để có năng suất cao, chúng ta cần phải chọn nuôi các loài cá phù hợp. Nuôi cá sông ở các tầng nước khác nhau: ăn nổi, ăn đáy,... và nuôi nhiều loài ăn các thức ăn khác nhau.
Hãy cho vài ví dụ ứng dụng khống chế sinh học trong nông nghiệp và cho biết ưu điểm của biện pháp này?
Ví dụ:
+ Dùng quẩn thể kiến vàng không chế bọ hại cam.
+ Dùng ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu đục thân lúa.
Ưu điểm của biện pháp này là không gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo cân bằng sinh học, tiết kiệm chi phí.