Giải bài tập Sinh Học 12 Bài 27. Quá trình hình thành quần thể thích nghi

  • Bài 27. Quá trình hình thành quần thể thích nghi trang 1
  • Bài 27. Quá trình hình thành quần thể thích nghi trang 2
  • Bài 27. Quá trình hình thành quần thể thích nghi trang 3
§27. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ THÍCH NGHI
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Các em cần nắm vững kiến thức cơ bản ở bài học.
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK
Phẩn tìm hiểu và thảo luận
o Quan sát hình 27.1 và cho biết dặc diểm nào là đặc diểm thích nghi của con sâu trên cây sồi? Giải thích.
Mùa xuân sồi trổ hoa, con sâu sồi có hình dạng màu sắc dễ lẫn với hoa sồi. Mùa hè, không còn hoa sồi, sâu sồi có hình dạng dễ lẫn với cành sồi. Nhờ đặc điểm thích nghi này giúp con sâu sồi ít bị kẻ thù phát hiện, khả năng sông sót tô't hơn.
Việc thay đổi hình dạng là do khi sâu nở vào mùa xuân chúng ăn hoa sồi nên có hình dạng chùm hoa còn sâu mùa hề ăn lá sồi nên sâu có hình dạng cành cây.
Người ta đã thí nghiệm cho sâu mùa xuân ăn lá sồi ngay từ khi chúng mới nở từ trứng thì chúng lại có hình cành cây. Như vậy thành phần từ thức ăn đã góp phần mở các nhóm gen tương ứng quy định các đặc điểm thích nghi này.
Phần gợi ý trả lời câu hỏi và bài tập
Hãy sưu tập các hình ảnh về các đặc điểm thích nghỉ và giải thích dặc điểm dó dem lại giá trị thích nghi như thế nào dối vời sinh vật dó.
Sâu gạo màu trắng sống trong môi trường gạo màu trắng. Màu trắng của nó phù hợp với màu môi trường, giúp kẻ thù khó phát hiện, tăng khả năng sống sót.
Con vạc sành có cơ thể màu xanh lá và cánh có hình dạng giông hệt lá cỏ giúp kẻ thù khó phát hiện vì nó dễ lẫn với cỏ.
Hãy dưa ra 1 giả thuyết giải thích quả trình hình thành 1 quần thể cây có khả năng kháng lại một loài côn trùng từ 1 quần thể ban dầu bị sâu phả hoại.
Do đột biến gen hoặc biến dị tổ hợp 1 sô' cây trồng tình cờ sinh ra 1 số chất độc (sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất). Chất này được tích lũy lại trong không bào.
Khi có 1 loài côn trùng phá hại xuất hiện thì hầu hết các cây khác bị tiêu diệt, chỉ còn lại 1 số cây có chất độc trong lá hoặc thân có thể tồn tại và phát triển được. Số cây này nhanh chóng phát triển thành quần thể cây trồng có khả năng kháng lại 1 loài côn trùng nếu áp lực chọn lọc ngày càng tăng.
Tại sao các loài nấm độc lại thường có màu sắc sặc sỡ?
Màu sặc sỡ của nấm độc là sự thích nghi về màu sắc, có ý nghĩa báo hiệu chúng có châ't độc làm kẻ thù xa lánh, giúp chúng sống sót tốt hơn.
Một số loài sinh vật có các dặc điểm giống các đặc điểm thích nghi của cáb loài sinh vật khác, người ta gọi dó là các đặc diểm “bắt chước”. Ví dụ 1 số loài côn trùng không có chất độc lại có màu sắc sặc sỡ giống màu sắc của loài côn trùng có chứa chất độc. Đặc diểm bắt chước dó dem lại giả trị thích nghi như thế nào dối với loài côn trùng không có chất dộc tự vệ?
Đặc điểm “bắt chước” có màu sặc sỡ của 1 sô' loài côn trùng không có chất độc là đặc điểm thích nghi, có ý nghĩa báo hiệu làm kẻ thù nhầm tưởng chúng là những loài côn trùng có châ't độc tự vệ mà xa lánh, giúp chúng sống sót tô't hơn.
Tại sao lúc đầu ta dùng 1 loại hóa chất thì diệt dược tới 90% sâu tơ hại bắp cải nhưng sau nhiều lần phun thuốc thì hiệu quả diệt sâu của thuốc diệt lại giảm dần?
Lúc đầu ta dùng 1 loại hóa chất thì diệt được tới 90% sâu tơ hại bắp cải nhưng sau nhiều lần phun thuô'c thì hiệu qaả diệt sâu của thuốc diệt lại giảm dần vì:
Khi chưa phun thuốc trừ sâu thì trong quần thể sâu đã phát sinh và tồn tại đột biến hoặc tổ hợp đột biến kháng thuôc, chúng sinh trưởng và phát triển chậm hơn dạng bình thường.
Lúc đầu phun thuốc diệt thì diệt được hơn 90% sâu, đó là những cá thể không mang đột biến kháng thuốc.
Trong môi trường có thuôc thì những thể đột biến tỏ ra có ưu thê' hơn, do đó, chúng chiếm tỉ lệ ngày càng cao.
Chính thuốc là nhân tô' chọn lọc các thể đột biến có tính kháng thuốc. Liều lượng thuốc càng tăng nhanh thì áp lực chọn lọc càng mạnh, kiểu gen kháng thuốc càng nhanh chóng thay thế kiểu gen không kháng thuốc. Kết quả là hình thành nên quần thể sâu kháng thuốc. Vì thê' mà thuốc mất dần tác dụng.
Hãy nêu 1 số ví dụ về tính họp lí tương dối của dặc điểm thích nghi.
Ví dụ về tính hợp lí tương đô'i của đặc điểm thích nghi:
Ra khỏi nước cá sẽ chết.
Ra khỏi hang tô'i chuột chũi dễ bị say nắng.
- Kanguru là loài thú có túi, sông trên mặt đất, chân sau dài và khỏe, nhảy xa, chân trước rất ngắn, ơ lục địa úc có 1 loài Kanguru do chuyển sang kiếm ăn trên cầy mà hai chân trước dài ra, leo trèo như gấu.