Giải bài tập Sinh Học 12 Bài 42. Hệ sinh thái

  • Bài 42. Hệ sinh thái trang 1
  • Bài 42. Hệ sinh thái trang 2
  • Bài 42. Hệ sinh thái trang 3
§42. HỆ SINH THÁI
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Các em cần nắm vững kiến thức cơ bản ở bài học.
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK
A. Phần tìm hiểu và thảo luận
o Quan sát hình 42.1 SGK, hãy cho biết thành phần vô sinh và hữu sinh của quần thể. (Xem Sơ đồ mối quan liệ giữa các tliànli phần chủ yếu của 1 hệ sinh thái ở SGK).
Thành phần vô sinh là môi trường vật lí (sinh cảnh) và thành phần hữu sinh là quần xã sinh vật.
Thành phần hữu sinh bao gồm nhiều loài sinh vật của quần xã, tuỳ theo hình thức dinh dưỡng của từng loài trong hệ sinh thái mà chúng được xếp thành 3 nhóm:
+ Sinh vật sản xuất là sinh vật có khả năng sử dụng năng lượng mặt trời để tổng hợp nên các chát hữu cơ. Sinh vật sản xuất gồm thực vật là chủ yếu và 1 số’ vi sinh vật tự dưỡng.
+ Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật.
+ Sinh vật phân giải gồm chủ yếu là các vi khuẩn, nấm, 1 sô' loài động vật không xương sông (như giun đất, sâu bọ,...); chúng phân giải xác chết và chất thải của sinh vật thành chất vô cơ.
o Hãy nêu ví dụ về 1 hệ sinh thải nhăn tạo. Nêu các thành phần của hệ sinh thái và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thải.
Ví dụ về 1 hệ sinh thái nhân tạo như hệ sinh thái đồng lúa.
Các thành phần của hệ sinh thái đồng lúa gồm:
+ Thành phần vô sinh:
Các yếu tố khí hậu như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, lượng mưa, gió,...
Các yếu tô' thổ nhưỡng: đất.
Nước.
Xác sinh vật trong môi trường.
+ Các thành phần hữu sinh:
Thực vật: các loài cỏ, tảo.
Động vật: cua, còng, cá lóc, cá trê, cá rô, ốc, sâu rầy, đỉa,...
Vi sinh vật: nấm, tảo,...
Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái đồng lúa: cày xới đất, bón phân, diệt cỏ, diệt sâu rầy,...
B. Phần gợi ý trả lời câu hỏi và bài tập
Thế nào là 1 hệ sinh thải? Tại sao nói hệ sinh thái biệu hiện chức năng của 1 tổ chức sống?
Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh (môi trường vô sinh của quần xã) (hình 42.1). Sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động qua lại với các thành phần vô sinh của sinh cảnh. Nhờ đó, hệ sinh thái là 1 hệ thông sinh học hoàn chỉnh và tương đốì ổn định.
Trong hệ sinh thái, trao đổi vật chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh của chúng biểu hiện chức năng của 1 tổ chức sống. Trong đó, quá trình ‘đồng hoá” (sử dụng năng lượng mặt trời tổng hợp các chất hữu cơ) do các sinh vật tự dưỡng trong hệ sinh thái thực hiện, còn quá trình “dị hoá” do các sinh vật phân giải thực hiện.
Kích thước của 1 quần thể rất đa dạng. Một hệ sinh thái có thể nhỏ như 1 giọt nước ao, 1 bể cá cảnh. Hệ sinh thái lớn nhất là Trái đất. Bất kì 1 sự gắn kết nào giữa các sinh vật với các nhân tô' sinh thái của môi trường để tạo thành 1 chu trình sinh học hoàn chỉnh, dù ở mức đơn giản nhất, đều được coi là 1 hệ sinh thái.
Hãy lấy ví dụ về 1 hệ sinh thái trên cạn và 1 hệ sinh thái dưới nước (hệ sinh thải tự nhiên hoặc nhân tạo, phân tích thành phần cấu trúc của các hệ sinh thải dó.
- Ví dụ hệ sinh thái trên cạn như hệ sinh thái vườn dừa ở Bến Tre.
Các thành phần của hệ sinh thái vườn dừa gồm:
+ Thành phần vô sinh có:
Các yếu tố khí hậu như: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng, gió,...
Các yếu tô' thổ nhưỡng: đất.
Nước.
Xác sinh vật trong môi trường.
+ Các thành phần hữu sinh:
Thực vật: các loài cỏ, chuôi,...
Động vật: chuột, bọ dừa, sâu, rắn,...
Vi sinh vật: nấm, tảo,...
- Ví dụ hệ sinh thái nhân tạo dưới nước như hệ sinh thái hồ cá.
Các thành phần của hệ sinh thái hồ cá gồm:
+ Thành phần vô sinh có:
Các yếu tô' khí hậu: nhiệt độ, độ chua, độ mặn của nước, ánh sáng,...
Nước
Xác sinh vật trong môi trường, vụn hữu cơ.
+ Các thành phần hữu sinh:
Thực vật: các loài rong, bèo,...
Động vật: các loài cá khác, tôm, cua ô'c,...
Vi sinh vật: tảo, động vật nguyên sinh,...
Hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo có những điểm gì giống và khác nhau?
Hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo đều có những đặc điểm chung về thành phần cấu trúc, bao gồm thành phần vật chất vô sinh và thành phần hữu sinh. Thành phần vật chất vô sinh là môi trường vật lí (sinh cảnh) và thành phần hữu sinh là quần xã sinh vật. Các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh.
Tuy nhiên hệ sinh thái nhân tạo cũng có nhiều đặc điểm khác hệ sinh thái tự nhiên, ví dụ như: hệ sinh thái nhân tạo có thành phần loài ít, do vậy tính ổn định của hệ sinh thái thấp, dễ bị dịch bệnh. Hệ sinh thái nhân tạo nhờ được áp dụng các biện pháp canh tác và kĩ thuật hiện đại nên sinh trưởng của các cá thể nhanh, năng suất sinh học cao,...
Hãy chọn phương án trả lời đúng.
Kiểu hệ sinh thái nào sau đây có các đặc điểm: năng lượng Mặt Trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm 1 phần vật chất và có sô' lượng loài hạn chế?
Hệ sinh thái biển.
Hệ sinh thái thành phô'.
c. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới.
D. Hệ sinh thái nông nghiệp.
Đáp án: D.
Phương án nào sau đây đúng là 1 hệ sinh thái:
một giọt nước ao.
con tàu vũ trụ.
c. một hệ thực nghiệm chỉ có tảo lục và vi sinh vật phân hủy sống trong môi trường xác định.
D. tất cả đều đúng.
Đáp án: D.