Giải bài tập Sinh Học 12 Bài 43. Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái

  • Bài 43. Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái trang 1
  • Bài 43. Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái trang 2
§43. TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Ngoài kiến thức cơ bản trong bài liọc, các em cần tham khảo thêm: Khi viết chuỗi, lưới thức ăn thì chiều mũi tên luôn hướng về phía bậc dinh dưỡng cao hơn.
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK
A. Phần tìm hiểu và thảo luận
o Hãy ghi chú tên các bậc dinh dưỡng thay cho các chữ a, b, c... trong hình 43.2
Tên các bậc dinh dưỡng thay cho các chữ a, b, c... trong hình 43.2 là:
a: sinh vật ản xuất.
b: sinh vật tiêu thụ bậc 1.
c: sinh vật tiêu thụ bậc 2.
d: sinh vật tiêu thụ bậc 3.
e: sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất.
B. Phần gợi ý trả lời câu hỏi và bài tập
Thế nào là chuỗi và lưới thức ăn? Chi ví dụ minh hoạ về 2 loại chuỗi thức ăn.
(Xem hình 43.1 - Một lưới thức ăn trong hệ sinh thái rừng ở SGK).
+ Một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là 1 mắt xích của chuỗi. Trong 1 chuỗi thức ăn, 1 mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước, vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.
+ Trong quần xã sinh vật, 1 loài không chỉ tham gia vào 1 chuỗi thức ăn mà còn tham gia đồng thời vào các chuỗi thức ăn khác tạo thành 1 lưới thức ăn.
Ví dụ minh hoạ về 2 loại chuỗi thức ăn:
+ Chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật tự dưỡng:
lúa -> chuột -> rắn -» diều hâu.
+ Chuỗi thức ăn mỡ đầu bằng sinh vật phân giải chất hữu cơ:
mùn bã dưới đáy —> hến -> cá ăn động vật đáy -> người.
Cho ví dụ về các bậc dinh dưỡng của 1 quần xã tự nhiên và 1 quần xã nhân tạo.
- Ví dụ về các bậc dinh dưỡng của 1 quần xã tự nhiên (quần xã đồng cỏ):
+ Sinh vật sản xuất: cây cỏ, cây bụi.
+ Sinh vật tiêu thụ bậc 1: sâu ăn lá cây, rệp, chuột.
+ Sinh vật tiêu thụ bậc 2: chim sâu, rắn.
+ Sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất: diều hâu.
+ Sinh vật phân huỷ: vi khuẩn, nấm, mốì, giun đất.
Ví dụ về các bậc dinh dưỡng của 1 quần xã tự nhiên (quần xã suối):
+ Sinh vật sản xuất: tảo lục, tảo silic, thuỷ tức.
+ Sinh vật tiêu thụ bậc 1: muỗi nước, tôm, cá mè.
+ Sinh vật tiêu thụ bặc 2: nhện nước, cá lóc.
+ Sinh vật phân huỷ: vi khuẩn, giun.
+ Chất hữu cơ từ ngoài theo dòng suối: các mẩu lá cây, cành cây, rác,...
Ví dụ về bậc dinh dưỡng của quần xã nhân tạo (quần xã đồng lúa):
+ Sinh vật sản xuất: cây lúa.
+ Sinh vật tiêu thụ bậc 1: sâu đục thân lúa, rệp, chuột.
+ Sinh vật tiêu thụ bậc 2: chim sâu, rắn.
+ Sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất: diều hâu.
+ Sinh vật phần huỷ: vi khuẩn, nấm, giun đất.
Phân biệt 3 loại tháp sinh thái.
(Xem hình 43.3 - Tháp sinh thái: tháp số lượng (a); tháp sinh khôi (b); tháp năng lượng (c) ở SGK)
Có 3 loại tháp sinh thái:
Tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
Tháp sinh khôi xây dựng dựa trên khối lượng tống số của tất cả các sinh vật trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.
Tháp năng lượng là hoàn thiện nhất, được xây dựng dựa trên năng lượng được tich luỹ trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích, trong đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng.
Hãy chọn phưong án trả lời dúng:
Quan sát 1 tháp sinh khôi, chúng ta có thể biết được những thông tin nào sau đây:
Các loài trong chuỗi và lưới thức ăn.
Năng suất của sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
c. Mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã.
D. Quan hệ giữa các loài trong quần xã.
Đáp án: c.