Giải bài tập Sinh Học 12 Bài 30. Quá trình hình thành loài (tiếp theo)

  • Bài 30. Quá trình hình thành loài (tiếp theo) trang 1
  • Bài 30. Quá trình hình thành loài (tiếp theo) trang 2
  • Bài 30. Quá trình hình thành loài (tiếp theo) trang 3
§30. QUÁ TRINH HÌNH THÀNH LOÀI theo)
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Các em cẩn nắm vũng kiến thức cơ bản ở bài học.
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK
Phần tìm hiểu và thảo luận '
o Tại sao lai xa và đa bội hóa lại nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật mà lại ít xảy ra ở các loài dộng vật?
Lai xa và đa bội hóa lại nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật mà lại ít xảy ra ở các loài động vật vì ở động vật cơ chế cách li sinh sản giữa 2 loài rất phức tạp, nhất là ở nhóm có hệ thần kinh phát triển, sự đa bội hóa lại thường gây rối loạn về giới tính.
Phần gợi ý trả lời câu hỏi và bài tập
Từ 1 loài sinh vật, không có sự cách li về mặt địa lí có thể hình thành nên các loài khác nhau được không? Giải thích.
Từ 1 loài sinh vật, không có sự cách li về mặt địa lí cũng có thể hình thành nên các loài khác nhau khi giữa các quần thể có các trở ngại dẫn đến cách li sinh sản.
Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52 trong dó có 26 NST lớn và
26 NST nhỏ. Loài bông của châu Ầu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn. Hãy giải thích cơ chế hình thành loài bông mới có bộ NST 2n = 52.
Cơ chế hình thành loài bông mới có bộ NST 2n = 52 nhờ lai xa và đa bội hóa: Loài bông của châu Au X Loài bông dại ở Mĩ
2n = 26 NST lớn
2n = 26 NST nhỏ
Con lai có 2n = 26 (hệ gen gồm 13 NST lớn + 13 NST nhỏ)
bị bất thụ
đa bội hóa loài bông mới 2n = 52
(với hệ gen gồm 26 NST lớn + 26 NST nhỏ)
Giải thích cơ chế hình thành loài mới bằng con đường đa bội hóa.
Nhiều loài thực vật có họ hàng gần gũi có thể thụ phấn cho nhau tạo nên
con lai có sức sông. Tuy nhiên, con lai khác loài hầu hết đều bất thụ. Các loài cây tứ bội có thể lai với loài lưỡng bội cho ra con lai tam bội. Con lai tam bội bị bất thụ nhưng nếu chúng ngẫu nhiên có được khả năng sinh sản vô tính thì quần thể cây tam bội cũng là 1 loài mới. Một sô' loài động vật như loài thằn lằn c.sonorae được hình thành bằng cách này và gồm toàn các con cái tam bội có kiểu gen y hệt nhau do chúng sinh sản theo kiểu trinh sản. Các con cái tam bội đẻ ra trứng rồi từ trứng phát triển thành con non mà không cần có sự thụ tinh.
Trường hợp con lai khác loài được đột biến làm nhân đôi toàn bộ sô' lượng NST (đa bội hóa hay còn gọi là song nhị bội hóa) thì cũng xuâ't hiện loài mới. Loài mới lúc này thật sự có các bộ NST lưỡng bội của cả loài bô' và loài mẹ nên chúng có thể giảm phân bình thường và hoàn toàn hữu thụ. Loài mới đa bội sẽ trở nên cách li sinh sản với hai loài bô' và mẹ vì khi giao phôi trở lại chúng sẽ tạo ra các con lai bất thụ.
Tại sao lại phải bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thủy?
Phải bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giông cây trồng nguyên thủy vì đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về loài và các hệ sinh thái trong tự nhiên. Đa dạng sinh học có ý nghĩa rất lớn trong việc giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất, giữ cho khí hậu được ổn định, góp phần bảo vệ nguồn nước, tăng độ màu mỡ của đất, điều hòa dòng chảy và tuần hoàn nước, điều hòa ôxi trong khí quyển,....
Bảo vệ đa dạng sinh học trước hết cần có biện pháp bảo vệ các loài sinh vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên là môi trường sông của nhiều loài sinh vật.
Ngoài ra, bảo vệ đa dạng sinh học để chúng ta có thể khai thác những gen quý hiếm từ chúng hoặc tạo ra các giông cây trồng mới.
Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất.
Từ quần thể cây 2n, người ta tạo ra được quần thể cây 4n. Quần thể cây 4n có thể xem là 1 loài mới vì:
quần thể cây 4n có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số lượng NST.
quần thể cây 4n không thể giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n. c. quần thể cây 4n giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n cho ra
cây lai 3n bất thụ.
D. quần thể cây 4n có các đặc điểm hình thái như kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn các cây của quần thể 2n.
Đáp án: c.
Với kiến thức đã học, hãy cho biết trong tương lai, loài người hiện nay (Homo sapiens) có thể tiến hóa thành loài khác dược không?. Giải thích.
Sự cách li địa lí không là trở ngại củng cô' cách li sinh sản ở loài người nên không thể dẫn đến hình thành loài mới (nhờ sự phát triển của các phương tiện giao thông hiện đại).
Lai xa với các loài thì không thể xảy ra với loài người.
Đa bội hóa thì không thể tạo ra các cá thể có khả năng sống ở loài người.
Vậy, các cơ chế cách li khó có thể xảy ra nên loài người trong tương lai rất khó có thể hình thành loài mới.