Giải bài tập Sinh Học 12 Bài 47. Ôn tập phần tiến hóa và Sinh học

  • Bài 47. Ôn tập phần tiến hóa và Sinh học trang 1
  • Bài 47. Ôn tập phần tiến hóa và Sinh học trang 2
  • Bài 47. Ôn tập phần tiến hóa và Sinh học trang 3
  • Bài 47. Ôn tập phần tiến hóa và Sinh học trang 4
  • Bài 47. Ôn tập phần tiến hóa và Sinh học trang 5
§47. ÔN TẬP PHÁN TIẾN HÓA VÀ SINH THÁI HỌC
A. PHẨN TIẾN HÓA
Tiến hóa nhỏ là gì?
Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số alen và tần sô' các kiểu gen của quần thể). Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quay mô của 1 quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tô' tiến hóa. Sự biến đổi về tần sô' alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến 1 lúc nào đó làm xuất hiện sự cách li sinh sản của quần thể đó với quần thể gốc mà nó được sinh ra thì loài mới xuất hiện. Như vậy, quần thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hóa và quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi loài mới xuất hiện.
Giải thích sơ dồ (hình 47.1 SGK) bằng cách điền các từ thích hợp vào bên cạnh các mủi tên.
Giải thích: Đột biến cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp, quá trình sinh sản hữu tính tạo ra rất nhiều loại biến dị tổ hợp (nhiều kiểu gen khác nhau). Kiểu gen quy định kiểu hình, tuy nhiên rất nhiều yếu tô' của môi trường có thể tương tác với kiểu gen để cho ra những kiểu hình khác nhau. Nói một cách khác, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên từng cá thể, những cá thể nào có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi giúp cơ thể sông sót và sinh sản tốt thì các alen có lợi đó sẽ được duy trì và nhân lên trong các thê' hệ tiếp theo. Kết quả là những kiểu hình nào giúp sinh vật thích nghi được với môi trường thì kiểu hình đó sẽ được giữ lại và nhân lên ở các thê' hệ sau, những kiểu hình không thích nghi sẽ bị loại bỏ dần.
Những nhăn tố tiến hóa nào làm thay đổi tần số alen của quẫn thể? Nhăn tố tiến hóa nào làm thay đổi tần số alen nhanh nhất và chậm nhất? Nhân tố tiến hóa nào quy định chiều hướng tiến hóa?
Các nhân tô' tiến hóa làm thay đổi tần sô' alen của quần thể bao gồm: đột biến, chọn lọc tự nhiên, di nhập gen và các yếu tô' ngẫu nhiên.
Các nhân tô' tiến hóa làm thay đổi tần số alen nhanh nhất gồm CLTN và các yếu tô' ngẫu nhiên.
Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng tiến hóa vì nó làm thay đổi tần sô' alen theo 1 hướng xác định.
Giải thích sơ dồ (hình 47.2 SGK).
Quần thể gốc được phân thành 2 hay nhiều quần thể khác nhau. Lúc đầu 2 quần thể A và B còn trao đổi gen được cho nhau (di nhập gen vẫn xảy ra và các cá thể vẫn còn khả năng giao phối với nhau sinh ra đời con hữu thụ) nhưng dần dần do sự cách li sinh sản ngày càng hoàn thiện sự trao đổi gen giữa 2 quần thể ngày càng giảm dần (số lượng mũi tên giảm dần). Do được cách li và chịu sự tác động của các nhân tô' tiến hóa nên tần sô' alen và thành phần kiểu gen liên tục biến đổi theo hướng khác nhau làm cho hai quần thể lúc đầu còn giông nhau sau đó sẽ phân hóa về nhiều đặc điểm khác nhau dẫn đến hình thành các chủng địa lí rồi thành các loài phụ. Cuối cùng khi sự trao đổi gen giữa hai loài phụ không thể xảy ra được nữa (cách li sinh sản) thì hai quần thể sẽ thành 2 loài mới.
Nêu các điểm khác biệt giữa quả trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí với quả trình hình thành loài bằng con đường lai xa và da bội hóa.
Những điểm khác biệt giữa quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí với quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa là:
Hình thành loài bằng con đường địa lí
Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa
Khác khu vực địa lí.
Xảy ra đốì với các loài động vật có khả năng phát tán mạnh.
Xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp và hình thành loài mới.
Cùng khu vực địa lí.
Xảy ra ở thực vật, ít xảy ra ở các loài động vật.
Nhanh chóng tạo nên loài mới.
Tiến hóa văn hóa là gì ? Loài người ngày nay còn chịu sự tác dộng của các nhân tố tiến hóa sinh học hay không? Giải thích.
- Tiến hóa văn minh ở loài người là sản phẩm của tiến hóa sinh học. Quá
trình tiến hóa văn hóa đã nhanh chóng giúp loài người hiện đại có được vị trí độc tôn trong sinh giới. Nhờ có tiến bộ về mặt khoa học công nghệ mà con người ngày càng ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và có khả năng điều khiển được sự tiến hóa của chính mình cũng như của sinh giới.
Loài người ngày nay vẫn còn chịu sự tác động của các nhân tố sinh học (ít) vì con người cũng là sinh vật, là sản phẩm của tự nhiên.
B. PHẦN SINH THÁI HỌC
Hãy giải thích các khái niệm đưa ra trong các ô của hình 47.3
SGK, giải thích sơ đồ theo chiều mũi tên.
(Xem Sơ đồ quan hệ giữa các cấp tổ chức sống với các nhân tố sinh thái của môi trường ở SGK).
— Môi trường sống gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những họat động khác của sinh vật.
Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sông sinh vật. Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành 1 tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.
Người ta chia các nhân tô' sinh thái thành 2 nhóm:
+ Nhóm nhân tô' sinh thái vô sinh là các nhân tô' vật lí và hóa học của môi trường xung quanh sinh vật.
+ Nhóm nhân tô' sinh thái hữu sinh là thê' giới hữu cơ của môi trường, là những mô'i quan hệ giữa 1 sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) với 1 sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) khác sông xung quanh. Trong nhóm nhân tô' sinh thái hữu sinh, nhân tô' con người được nhấn mạnh là nhân tô' có ảnh hưởng lớn tới đời sông của nhiều sinh vật.
Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng 1 loài, cùng sinh sông trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thê' hệ sau.
Quần xã là 1 tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong 1 không gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như 1 thể thông nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.
Giải thích sơ đồ theo chiều mũi tên: Môi trường bao gồm các nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tô' sinh thái hữu sinh tác động trực tiếp, gián tiếp tới tất cả các cấp độ tổ chức sông: cá thể, quần thể, quần xã sinh vật. Ngược lại tất cả các cấp độ tổ chức sống (cá thể, quần thể, quần xã sinh vật) cũng tác động ngược trở lại môi trường.
Trả lời các câu hỏi theo gợi ý trong bảng 47 SGK.
Quần thể
Khái niệm: Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng 1 loài, cùng sinh sông trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời gian nhất định. Quần thể có khả năng sinh sản và tạo thành những thê' hệ mới.
Đặc điểm:
Quần thể đạt được mức độ cân bằng về sô' lượng cá thể khi mức sinh sản, phát tán tương đương mức tử vong.
Quần thể không tăng trưởng theo đường cong lí thuyết vì các cá thể trong quần thể gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các môi quan hệ sinh thái, hình thành quần thể ổn định, thích nghi với ngoại cảnh luôn thay đổi.
Quần xã
Khái niệm: Quần xã là 1 tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sông trong 1 không gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như 1 thể thống nhất. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sông của chúng.
Đặc điểm:
Các đặc trưng cơ bản của quần xã gồm có:
+ Đặc trưng về thành phần loài biểu thị qua loài ưu thế, loài đặc trưng và độ phong phú của loài... Đó chính là mức độ đa dạng của quần xã.
+ Đặc trưng về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã theo chiều thẳng đứng và theo chiều ngang.
+ Đặc trưng về quan hệ dinh dưỡng giữa các nhóm loài, gồm nhóm các sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
Trong quần xã, các sinh vật có quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng nhau:
+ Quan hệ hỗ trợ đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài khác, gồm các mối quan hệ: hội sinh, cộng sinh, hợp tác.
+ Quan hệ đốì kháng là quan hệ giữa 1 bên là loài có lợi và bên kia là các loài bị hại, gồm các mô’i quan hệ: cạnh tranh, kí sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác.
Hệ sinh thái
Khái niệm: Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã. Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô' sinh của môi trường tạo nên 1 hệ thông hoàn chỉnh và tương đốì ổn định.
Đặc điểm:
Một hệ sinh thái bao gồm 2 thành phần cấu trúc: thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh.
Thành phần vô sinh là môi trường vật lí (sinh cảnh) và thành phần hữu sinh là quần xã sinh vật.
Thành phần hữu sinh bao gồm nhiều loại sinh vật của quần xã, tùy theo hình thức dinh dưỡng của từng loài trong hệ sinh thái mà chúng được xếp thành 3 nhóm:
+ Sinh vật sản xuất là sinh vật có khả năng sử dụng năng lượng mặt trời để tổng hợp nên các chất hữu cơ. Sinh vật sản xuất gồm thực vật là chủ yếu và 1 số vi sinh vật tự dưỡng.
+ Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật
+ Sinh vật phân giải gồm chủ yếu là các vi khuẩn, nấm, 1 sô' loài động vật không xương sông (như giun đất, sâu bọ...); chúng phân giải xác chết và chất thải của sinh vật thành các chất vô cơ.
Trên Trái Đầ't có các hệ sinh thái chủ yếu là các hệ sinh thái tự nhiên.
Các hệ sinh thái trên cạn: Các hệ sinh thái trên cạn gồm chủ yêu các hệ sinh thái rừng nhiệt đới, sa mạc, hoang mạc, savan, đồng cỏ, thảo nguyên, rừng lá rụng ôn đới, rừng thông phương Bắc và đồng rêu hàn đới.
Các hệ sinh thái dưới nước: Theo vị trí phân bô' trên đất liền, đại dương và đặc điểm sinh thái chịu mặn của các loài sinh vật, người ta chia hệ sinh thái dưới nước thành 2 nhổm: các hệ sinh thái nước mặn và các hệ sinh thái nước ngọt.
+ Các hệ sinh thái nước mặn (bao gồm cả vùng nước lợ) điển hình ở vùng ven biển là các rừng ngập mặn, cỏ biển, rặng san hô... và hệ sinh thái vùng biển khơi.
+ Các hệ sinh thái nước ngọt được chia thành các hệ sinh thái nước đứng (ao, hồ,...) và hệ sinh thái nước chảy (sông, suối,...)
Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên:
Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên là hình thức sử dụng vừa thỏa mãn các nhu cầu hiện đại của con người để phát triển xã hội, vừa đảm bảo duy trì lâu dài các tài nguyên cho thế hệ sau.