Giải Lịch Sử 10 Bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)

  • Bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV) trang 1
  • Bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV) trang 2
  • Bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV) trang 3
  • Bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV) trang 4
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỐC PHONG KIẾN
(Từ thê' kỉ x.đên đầu thế kỉ XV)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức
Nắm được quá trình xây dựng và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến Việt Nam diễn ra trong một thời gian lâu dài trên một lãnh thổ thống nhất.
Hiểu được nhà nước phong kiến Việt Nam được tổ chức theo chê' độ quân chủ trung ương tập quyền, có pháp luật, quân đội và có chính sách đối nội đối ngoại đầy đủ, tự chủ và độc lập.
Thấy được trên bước đường phát triển, mặc dầu tính giai cấp ngày càng gia tăng, nhà nước phong kiến Việt Nam vẫn giữ được mối quan hệ gần gũi với nhân dân.
Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng phân tích so sánh.
NHŨNG KIẾN THỨC CẦN NẮM VŨNG
Bước đầu xây dựng nhà nước độc lập ở thế kỉ X
Năm 939 Ngô Quyền xưng vương, thành lập chính quyền mới, đóng đô ở Đông Anh, Hà Nội —> Mở đầu xây dựng nhà nước độc lập tự chủ.
Năm 968 sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Chuyển kinh đô về Hoa Lư - Ninh Bình:
Tổ chức bộ máy nhà nước: thời Đinh, Tiền Lê, chính quyền chung ương có ba ban:
Văn ban, Võ ban và Tăng ban.
Về hành chính, chia nước thành 10 đạo.
Tổ chức quân đội theo chế độ ngự bình ư nông
Trong thế kỉ X, nhà nước độc lập tự chủ theo thiết chế quân chủ chuyên chế đã được xây dựng, tuy còn sơ khai, nhưng đã là nhà nước độc lập tự chủ của nhân dân ta.
Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến ở đầu thế kỉ XI - XV.
Tổ chức bộ máy nhà nước
Năm 1010 Lí Công uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (thủ đô Hà Nội ngày nay) ‘
Nãm 1054 Lí Thánh Tông đặt quốc hiệu là Đại Việt.
=> Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc.
Bộ máy nhà nước Lý => Trần => Hồ: Đứng đầu nhà nước là vua, dưới vua có tể tướng và đại thần, dưới là các sảnh, viện, đài. Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế được cải tiến hoàn chỉnh hơn.
Bộ máy nhà nước thời Lê Sơ
Năm 1428 sau khi chiến thắng nhà Minh, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế để lập nhà Lê (Lê Sơ)
Những năm 60 của thế kỉ XV, Lê Thánh Tông tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn.
Chính quyền trung ương: đứng đầu là vua, dưới có các bộ, ngự sử và hàn lâm viện.
Chính quyền địa phương:
+ Cả nước chia thành 13 đạo, thừa tuyên mỗi đạo có 3 ti (đô ti, thừa ti, hiến ti)
+ Dưới đạo là: phủ, huyện, châu, xã
=> Dưới thời Lê bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức độ cao, hoàn chỉnh.
Luật pháp
Nâm 1042 vua Lí Thánh Tông ban hành Hình thử (bộ luật đầu tiên)
Thời Trần: Hình luật.
Thời Lê biên soạn một bộ luật đầy đủ gọi là chuối chều hình luật.
=> Luật pháp nhằm bảo vệ quyền hành của giai cấp thống trị, an ninh đất nước và một số quyền lợi chân chính của nhân dân.
Quân đội: được tổ chức quy củ
Cấm binh (Bảo vệ kinh thành) và quân chính quy bảo vệ đất nước gồm ngoại binh: tuyển theo chế độ ngự binh ư nông
Hoạt động đô'i ngoại
Đối với phương Bắc nước lớn:
+ Quan hệ hòa hiếu .
+ Đồng thời sẩn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
Đối với Chăm-pa, Lào, Chân Lạp có lúc thân thiện, có lúc xảy ra chiến tranh
LUYỆN TẬP
Gợi ý trả lời câu hỏi SGK.
Câu 1: So sánh bộ máy nhà nước thời Lê với bộ máy nhà nước thời Đinh - Tiền Lê
Tổ chức bộ máy nhà nước: thời Đinh, Tiền Lê chính quyền trung ương có ba ban: ban vãn, ban võ, tăng ban. Đây là nhà nước quân chủ sơ khai.
Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê: Chính quyền trung ương đứng đầu là vua, dưới có các bộ, ngự sử và hàn lâm viện.
Chính quyền địa phương:
+ Cả nước chia thành 13 đạo, thừa tuyên mỗi đạo có 3 ti (đô ti, thừa ti, hiến ti)
+ Dưới đạo là: phủ, huyện, châu, xã
=> Dưới thời Lê bộ máy nhà nước quàn chủ chuyên chế đạt mức độ cao, hoàn chỉnh.
Câu 2: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý, Trần và thời Lê Thánh Tông
Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lí - Trần
Vua
Tể tướng	Đại thần
ỉ	j	j
Sảnh Viện	Đài
Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông
Vua
6 bộ	Ngự sử đài Hàn lâm viện
Câu 3: Nhận xét về sự hoàn thiện của nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê
Dưới thời Lê, nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức độ cao, hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương.
Câu 4: Lập bảng thống kê các triều đại phong kiến Việt Nam từ thê' kỉ X đến thế kỉ XV
Tên các triều đại
.Thời gian thống trị
Ngô
939-965
Đinh
968-980
Tiền Lê
980-1009
Tên các triều đại
Thời gian thông trị
Lý
1010-1225
Trần
1225-1400
Hồ
1400-1407