Giải Lịch Sử 10 Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV

  • Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV trang 1
  • Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV trang 2
  • Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV trang 3
  • Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV trang 4
NHỮNG CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG NGOẠI XÂM Ỏ CÁC THẾ KỈ X - XV
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức
Gần 6 thế kỉ đầu thời kì độc lập, nhân dân Việt Nam phải liên tiếp tổ chức những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc.
VỚỊ tinh thần dũng cảm, truyền thống yêu nước ngày càng sâu đậm, nhân dân ta đã chủ động sáng tạo, vượt qua mọi thách thức khó khăn đánh lại các cuộc xâm lược.
Trong sự nghiệp chống ngoại xâm vĩ đại đó, không chỉ nổi lên những trận quyết chiến đầy sáng tạo mà còn xuất hiện một loạt các nhà chỉ huy quân sự tài năng.
Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp các sự kiện để thấy được thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của ông cha ta.
NHŨNG KIẾN THỨC CAN NẮM VŨNG
Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tông
Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê
Năm 980 nhân lúc triều đình nhà Đinh gặp khó khăn, vua Tống cử quân sang xâm lược nước ta. .
Trước tình hình đó Thái hậu họ Dương và triều đình nhà Đinh đã tôn Lê Hoàn làm vua để lãnh đạo kháng chiến.
Thắng lợi nhanh chóng ở ngay vùng đông bắc khiến vua Tống không giám nghĩ đến việc xâm lược Đại Việt. Nước ta củng cố vững chắc nền độc lập.
Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lí
Thập kỉ 70 của thế kỉ XI nhà Tống âm mưa xâm lược Đại Việt, đồng thời tích cực chuẩn bị cho cuộc xâm lược.
Trước âm mưa xâm lược của quân Tống nhà Lí đã tổ chức kháng chiến
Giai đoạn 1: Lí Thường Kiệt tổ chức thực hiện chiến lược "tiêu phát chế nhân", đem quân đánh trước chặn thế mạnh của địch.
Năm 1075 quân triều đình cùng các dân tộc miền núi đánh sang đất Tống, Châu khâm, Châu liên, Ung Châu, sau đó rút về phòng thủ.
Giai đoạn 2: Chủ động lui về phòng thủ đợi giặc.
Năm 1077 ba mươi vạn quân Tống kéo sang bị đánh bại bên bờ bắc của sông Như Nguyệt => ta chủ động giảng hòa và kết thúc chiến tranh.
Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên ở thế kỉ XIII
Từ năm 1258 - 1288 quân Nguyên Mông 3 lần xâm lược nước ta. Giặc rất mạnh và' hung bạo.
Các vua ..Trần cùng nhà quân sự Trần Hưng Đạo đã lãnh đạo nhân dân cả nước quyết tâm đánh giặc giữ nước.
Những thắng lợi tiêu biểu: Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Vạn
Kiếp, Bach Đằng,	,
+ Lần 1: Đông Bộ Đầu (bên sông Hồng từ dốc Hàng Than đến dốc Hóc Mai Ba Đình - Hà Nội).
Lần 2: Đẩy lùi ba lần quân xâm lược Mông + Nguyên.
Tiêu biểu nhất là trận Bạch Đằng năm 1288 đè bẹp ý trí xâm lược của quân Mông - Nguyên, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.
+ Nhà Trần có vua hiền, tướng tài, triều đình quyết tâm đoàn kết nội bộ và đoàn kết nhân dân chống xâm lược.
+ Nhà Trần vốn được lòng dân bởi những chính sách kinh tế của mình => nhân dân đoàn kết xung quanh triều đình vâng mệnh kháng chiến.
Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn.
Năm 1407 cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hổ thất bại, nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Minh.
Năm 1418: Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ do Lê Lợi - Nguyên Trãi lãnh đạo
Thắng lợi tiêu biểu:
+ Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ Lam Sơn (Thanh Hoá), được sự hưởng ứng của nhân dân vùng giải phóng càng mở rộng từ Thanh Hóa vào Nam.
.+ Chiến thắng Tốt Động, đẩy quân Minh vào thế bị động.
+ Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang đập tan 10 vạn quân cứu viện,
khiến giặc cùng quẫn tháo chạy về nước.
- Đặc điểm:
+ Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa, tư tưởng nhân nghĩa được đề cao.
+ Có đại bản doanh, cãn cứ địa.
III. LUYỆN TẬP
Gợi ý trả lời câu hỏi SGK.
Câu 1: Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống giặc
ngoại xâm thế kỉ X đến thế kỉ XV
Tên cuộc kháng chiến
Thời gian
Người lãnh đạo
Tháng lợi quyết định
Chống quân Nam Hán
938
Ngô Quyền
Bạch Đằng
Chống Tống lần 1
981
Lè Hoàn
Vùng Đông bắc
Chống Tống lần 2
1077
Lí Thường Kiệt
Sông Như Nguyệt
Ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên
1258, 1285, 1287-1288
Vua tôi nhà Trần, Trần Hưng Đạo
«
Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử, Tây
Kết, sông Bạch Đằng..
Chống quân Minh
1418-1427
Lê Lợi,
Nguyễn Trãi
Chi Lãng,
Xương Giang.
Câu 2. Sự khác nhau giữa chống Tống thời Lí và chống Mông Nguyện nhà Trần
Kháng chiến chống Tống thời Lý:
+ Quân ta chủ động tấn công sang Ưng Châu phá tan các căn cứ hậu cần của quân Tống, sau đó lui về xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt để phòng thủ.
+ Quân Tống bị chặn đứng ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, không tiến được vào Thăng Long. Vua, tôi nhà Lí vẫn đóng đô ở Thăng Long.
Kháng chiến chống Mông -Nguyên:
+ Quân Mông-Nguyên chủ động đánh nước ta.
+ Vua tôi nhà Trần phải bỏ kinh thành Thăng Long sau đó mới phản công chiếm lại.
+ Qui mô của ba lần kháng chiến chống Mông-Nguyên rộng lớn, tính chất quyết liệt horn.
Câu 3. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Có chỉ huy sáng suốt tài tình của Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
Tinh thần chiến đấu không sợ hy sinh gian khổ của nghĩa quân.
Được sự ủng hộ của toàn thể nhân dân.