Giải Lịch Sử 10 Bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu

  • Bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu trang 1
  • Bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu trang 2
  • Bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu trang 3
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP ỏ CHÂU Âu
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức
Nắm được các mốc thời gian và thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng công nghiệp ở các nước Anh, Pháp, Đức.
Nắm được hệ quả của cách mạng công nghiệp về kinh tế, xã hội và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản.
Hiểu được tác dụng của cuộc cách mạng công nghiệp đối với việc xây dựng đất nước trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay.
Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng phân tích đấnh giá bước phát triển của máy m.óc, tác động của cách mạng công nghiệp đối với kinh tế xã hội.
Kĩ năng khai thác tranh ảnh trong SGK.
NHŨNG KIẾN THỨC CẦN NẮM VŨNG
I. Cách mạng công nghiệp ở Anh
Anh là nước đầu tiên tiến hành công nghiệp:
+ Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh.
+ Cãch mạng nổ ra sớm, chính quyền thuộc về giai cấp tư sản.
+ Có hệ thống thuộc địa lớn.
Những phát minh thuộc lĩnh vực máy móc:
+ Năm 1764 Gièm Ha-gvi-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Giêm-ni.
+ Năm 1769 Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng hơi nước + Năm 1779 Crôm-tơn cải tiến máy kéo sợi tạo ra sản phẩm đẹp, bền hơn.
+ Năm 1785 Các-rai chế tạo máy dệt chạy bằng sức nước, năng suất tăng
40 lần.
+ Năm 1784, Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước và đưa vào sử dụng.
Luyện kim: Năm 1735 phát minh ra phương pháp nấu than cốc luyện gang thép, năm 1784 lò luyện gang đầu tiên được xây dựng.
Giao thông vận tải: Năm 1814 Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa.
Giữa thẽ kỉ XIX Anh trở thành công xưởng thê' giới.
Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức
Pháp
Từ những năm 30 của thê' kỉ XIX, cách mạng còng nghiệp bắt đầu diễn ra và phát triển mạnh trong những năm 1850 -1870.
Tác động về kinh tế, xã hội:
+ Kinh tế Pháp vươn lên mạnh mẽ thứ 2 thế giới.
+ Bộ mặt Pa-ri và các thành phố khác thay đổi rõ rệt.
Đức
Cách mạng công nghiệp diễn ra vào những năm 40 của thế kỉ XIX với tốc độ nhanh kỉ lục.
Trong nông nghiệp: Máy móc cũng thâm nhập và đưa vào sử dụng nhiều: máy cày, bừa, máy giặt, sử dụng phân bón.
Đặc điểm cách mạng công nghiệp ở Đức: diễn ra với tốc độ phát triển nhanh kỉ lục.
Hệ quả của cách mạng công nghiệp
Về kinh tế:
+ Nâng cao năng suất lao động, làm ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội.
+ Thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân ra đời.
Về xã hội:
+ Hình thành hai giai cấp mới là tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp. + Tư sản công nghiệp nắm tư liệu sản xuất và quyền thống trị.
+ Vô sản công nghiệp làm thuê, đời sống cơ cực dẫn đến đấu tranh giữa vô
sản và với tư sản.
LUYỆN TẬP
Gợi ý trả lời câu hỏi SGK.
Câu 1. Những mộc thời gian và thành tựu chủ yếu của cách mạng công nghiệp ở Anh, Pháp, Đức
* Ở Ạnh:
Năm 1764 Giêm Ha-gvi-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Giêm-ni.
Năm 1769 Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng hợi nước
Nãm 1779 Crôm-tơn cải tiến máy kéo sợi tạo ra sản phẩm đẹp, bền hơn.
Năm 1785 Các-rai chế tạo máy dệt chạy bằng sức nước, năng suất tăng 40 lần.
Năm 1784, Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước và đưa vào sử dụng.
Luyện kim: Nãm 1735 phát minh ra phương pháp nấu than cốc luyện gang thép, năm 1784 lò luyện gang đầu tiên được xây dựng.
Giao thông vận tải: Năm 1814 Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa
Pháp:
Từ những năm 30 của thế kỉ XIX, cách mạng công nghiệp bắt đầu diễn ra, và phát triển mạnh trong những nãm 1850 -1870, máy hơi nước tăng 5 lần, chiểu dài đường sắt tăng 5,5 lần...
Đức
Cách mạng công nghiệp diễn ra vào những nãm 40 của thế kỉ XIX vớí tốc độ đạt nhanh kỉ lục, từ 1850-1860 sản lượng sắt thép, độ dài đường sắt hơn gấp đôi...
Trong nông nghiệp: Máy móc cũng thâm nhập và đưa vào sử dụng nhiều: máy cày, bừa, máy giặt, sử dụng phân bón.
Câu 2. Hệ quả của cách mạng công nghiệp
Về kinh tế:
+ Nâng cao năng suất lao động, làm ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội.
+ Thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân ra đời.
Về xã hội:
+ Hình thành hai giai cấp mới là tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.
+ Tư sản công nghiệp nắm tư liệu sản xuất và quyền thống trị.
+ Vô sản công nghiệp làm thuê, đời sống cơ cực dẫn đến đấu tranh giữa vô sản và với tư sản.