Giải Lịch Sử 10 Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - ma

  • Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - ma trang 1
  • Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - ma trang 2
  • Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - ma trang 3
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY
HY LẠP VÀ Rồ-MA
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học yêu cầu học sinh cần nắm được những vấn đề sau:
Kiến thức
Điều kiện tự nhiên của vùng Địa Trung Hải với sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp đường biển và với chế độ chiếm nô.
Từ cơ sở kinh tế - xã hội đã dẫn đến việc hình thành thể chế Nhà nước dân chủ.
Kĩ năng
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích được những thuận lợi, khó khăn và vai trò của điều kiện địa lí đối với sự phát triển mọi mặt của các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải.
NHŨNG KIẾN THỨC CẦN NẮM VŨNG
Thiên nhiên và đòi sống của con người
Hy Lạp, Rô-ma nằm ở ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, đất canh tác ít và khô cứng, có những thuận lợi và khó khăn:
+ Thuận lợi: Có biển, nhiều hải cảng, giao thông trên biển dễ dàng, nghề hàng hải sớm phát triển.
+ Khó khăn: đất ít và xấu, nên chỉ thích hợp ỉoại cây lưu niên, thiếu lương thực nên luôn phải nhập khẩu.
Việc công xCỤ bằng sắt ra đời có ý nghĩa: diện tích trồng trọt tăng, sản xuất thủ công và kinh tế hàng hóa tiền tệ phát triển.
Đặc điểm cuộc sống ban đầu của cư dân Địa Trung Hải là: sớm biết buôn bán, nghề thủ công, đi biển và trồng trọt. -
Thị quốc Địa Trung Hải
Nguyên nhân ra đời của thị quốc: tình trạng đất đai phân tán nhỏ và đặc điểm củạ cư dân sống bằng nghề thủ công và thương nghiệp nên đã hình thành các thị quốc
Tổ chức của thị quốc: về đơn vị hành chính là một nước, trong nước thành thị là chủ yếu. Thành thị có lâu đài; phố xá, sân vận động và bến cảng...
Tính chất dân chủ của thị quốc: Quyền lực không nằm trong tay quý tộc mà nằm trong tay Đại hội công dân, Hội đồng 500,.. mọi công dân đều được phát biểu và biểu quyết những công việc lớn của quốc gia.
Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở HyLạp, Rô-ma: Đó là nền dân chủ chủ nô, dựa vào sự bóc lột thậm tệ của chủ nô đối với nô lệ.
Văn hóa cổ đại Hy Lạp và Rô-ma.
Lịch và chữ viết
Lịch: Cư dân cổ đại Địa Trung Hải đã tính được một nãm có 365 ngày và 1/4 nên họ định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày, Dù chưa thật chính xác nhưng cũng rất gần với hiểu biết ngày nay..
Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ cái A,B,C,.. lúc đầu có 20 chữ, sau thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay.
Ý nghĩa của việc phát minh ra chữ viết: Đây là cống hiến lớn lao của cư dân ĐTH cho nền văn minh nhân loại.
Sự ra đời của khoa học
Chủ yếu các. lĩnh vực: toán, lý, sử, địa.
Khoa học đến Hy Lạp, Rô-ma mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học, đạt tới trình độ khái quát thành định lý, lí thuyết và nó thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho ngành khoa học đó, như Ta-lét, Pi-ta-go , ơ-clít...
Văn học
Chủ yếu là kịch (kịch kèm theo hát).
Một số nhà viết kịch tiêu biểu như Sô-phốc, Ê-sin,..
Giá trị của các vở kịch: Ca ngợi cái đẹp, cái thiện và có tính nhân đạo sâu sắc'
Nghệ thuật
Nghệ thuật tạc tượng thần và xây đền thờ thần đạt đến đỉnh cao, như tượng nữ thần A-tê-na, người lực sĩ ném đĩa, thần vệ nữ Mi-lô.
LUYỆN TẬP
Gợi ý trả lời câu hỏi SGK.
Câu 1: Sự phát triển của văn hóa cổ đại Hy Lạp và Rô-ma
Cư dân cổ đại Hy Lạp và Rô-ma đã xây dựng được một nền văn hóa cổ đại phát triển cao với những giá trị sau:
Lịch và chữ viết
Lịch: Cư dân cổ đại ĐTH đã tính được một năm có 365 ngày vẩ 1/4 nên họ định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày. Dù chưa thật chính xác nhưng cũng rất gần với hiểu biết ngày nay.
Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ cái A,B,C,.. lúc đầu có 20 chữ, sau thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay.
Sự ra đời của khoa học
Chủ yếu các lĩnh vực: toán, lý, sử, địa.
Khoa học đến Hy Lạp, Rô-ma mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học; đạt tới trình độ khái quát thành định lý, lí thuyết và nó thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho ngành khoa học đó.
Văn học
Chủ yếu là kịch (kịch kèm theo hát).
Một số nhà viết kịch tiêu biểu như Sô-phốc, Ê-sin,..
Giá trị của các.vở kịch: Ca ngợi cái đẹp, cái thiện và có tính nhân đạo sâu sắc.
Nghệ thuật
Nghệ thuật tạc tượng thần và xây đền thờ thần đạt đến đỉnh cao như tượng thần vệ nữ Mi-lô, lực sĩ ném đĩa và đền Pác-tê-nông..
Câu 2: Hiểu biết khoa học đến đây trở thành khoa học vì:
Độ chính xác của khoa học, toán học không chỉ ghi chép và giải các bài riêng biệt mà thể hiện trình độ khái quát thành định lí, lí thuyết được thực hiện bởi những nhà khoa học tên tuổi, đặt nền móng cho ngành khoa học.
Câu 3: Giá trị nghệ thuật Hy Lạp được thể hiện:
Nhiều tượng đạt tới trinh độ tuyệt mĩ thần vệ nữ Mi-lô, lực sĩ ném đĩa và đền Pác-tê-nông
Đền, trường đấu... oai nghiêm, đồ sộ, hoành tráng thanh thoát, làm say mê lòng người như đền Pác-tê-nông, đấu trường ở Rô-ma.