Giải Lịch Sử 10 Bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa

  • Bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa trang 1
  • Bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa trang 2
  • Bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa trang 3
  • Bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa trang 4
  • Bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa trang 5
CÁC NƯÓC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ VÀ Sự BÀNH TRƯỚNG THUỘC Đ|A
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức
Nắm được những nét khái quát về tình hình kinh tế, chính trị của các- nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ hồi cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX; những nét chung và đặc điểm riêng.
Hiểu được đây là thời kì các nước đế quốc đẩy mạnh việc xâm lược thuộc địa, phân chia lại thị trường thế giới làm cho mâu thuẫn giữa các đế quốc với đế quốc và giữa đế quốc với thuộc địa ngày càng sâu sắc.
Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng phân tích sự kiện lịch sử để thấy được từng đặc điểm riêng của chủ nghĩa đế quốc.
NHŨNG KIẾN THỨC CAN NẮM VŨNG
I. Các nước Anh và Pháp cuối thê kỉ XIX đầu thế kỉ XX
1. Nước Anh a) Tình hình kinh tế
Từ cuối thập niên 70, Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp, do vậy mất luôn cả vai trò lũng đoạn thị trường thế giới, bị Mĩ và Đức vượt qua.
Tuy vậy, Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính, xuất cảng tư bản, thương mai, hải quân và thuộc địa.
Công nghiệp: Quá trình tập trung tư bản diễn ra mạnh mẽ, nhiều tổ chức độc quyền ra đời chi phối toàn bộ đời sống kinh tế nước Anh.
Nông nghiệp nước Anh lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, Anh phải nhập khẩu lương thực.
b) Tình hình chính trị
Anh là nước theo thể chế chính trị quân chủ lập hiến với việc thực hiện chế độ hai đảng (đảng Tự do và đảng Bảo thủ) thay nhau cầm quyền, song đều bảo vê quyền lợi của giai cấp tư sản.
Đây là thời kì giai cấp tư sản Anh tăng cường mở rộng hệ thống thuộc địa đặc biệt ở châu Á và châu Phi.
Đặc điểm đê' quốc Anh: là chủ nghĩa đế quốc thực dân.
Nước Pháp
Tình hình kinh tế
Cuối thập niên 70 trở đi công nghiệp Pháp bắt đầu chậm lại.
Nguyên nhân:
+ Pháp thất bại trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ do đó phải bồi thường chiến tranh.
+ Nghèo tài nguyên và nhiên liệu, đặc biệt là than đá.
+ Giai cấp tư sản chỉ chú trọng đến xuất cảng tư bản, không chú trọng phát triển công nghiệp trong nước.
Sự thâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp ở Pháp diễn ra chập chạp do đất đai bị chia nhỏ.
Đầu thế kỉ XX quá trình tập trung sản xuất cũng diễn ra trong lĩnh vực công nghiệp, dẫn đến việc hình thành các công ty độc quyền, từng bước chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.
Đặc điểm: tư bản Pháp phần lớn đưa vốn ra nước ngoài, cho các nước- chậm tiến vay, với lãi xuất lớn: Chủ nghĩa đế quốc Pháp là chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.
Tình hình chính trị
Sau Cách mạng 9-1870, nước Pháp thành lập nền cộng hòa thứ ba, song phái cộng hòa đã sớm chia thành hai nhóm: Ôn hòa và Cấp tiến thay nhau cầm quyền.
Đặc điểm của nền cộng hòa là tình trạng thường xuyên khủng hoảng nội các.
Pháp tăng cường chạy đua vũ trang để trả mối thù với Đức; tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa, chủ yếu ở khu vực châu Á và châu Phi.
Các nước Đức và Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thê kỉ XX
1. Nước Đức a) Tình hình kinh tê'
Sau khi thống nhất đất nước 1/1871, nền kinh tế Đức phát triển với tốc độ mau lẹ, vươn lên đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới.
Nguyên nhân: Thị trường dân tộc thống nhất, giàu tài nguyên, nhờ tiền bồi thường chiến tranh của Pháp, tiếp thu những thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại của những nước đi trước, có nguồn nhân lực dồi dào.
Tác động xã hội: Thay đổi cơ cấu dân cư giữa thành thị và nông thôn. Nhiều thành phố mới, nhiều trung tâm thương nghiệp bến cảng xuất hiện.
Quá trình tập trung sản xuất và hình thành các công ty độc quyền diễn ra mạnh mẽ và sớm hơn các nước khác ở châu Âu. Với hình thức độc quyền là các-ten và xanhrđi-ca.
Quá trình tập trung ngân hàng cũng diễn ra cao độ. Tư bản công nghiệp kết hợp với tư bản ngân hàng thành tư bản tài chính.
Nòng nghiệp Đức có tiến bộ, song chậm chạp. b) Tình hình chính trị
Đức là một liên bang theo chế độ quân chủ lập hiến, Hoàng đế là người đứng đầu có quyền lực tối cao.
Chế độ chính trị ở Đức không phải là đại nghị tư sản mà thực chất là chế độ bán chuyên chế phục vụ giai cấp tư sản và quý tộc hóa tư sản, đi ngược lại quyền lợi của nhân dân.
Chính sách đối ngoại:
+ Công khai đòi chia lại thị trường và thuộc địa thê' giới.
+ Ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị gây chiến, dẫn đến mâu thuẫn giữa Đức với Anh và Pháp càng sâu sắc.
Đặc điểm chủ đế quốc Đức: là chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến.
Nước Mĩ
a) Tình hình kinh tế
Cuối thế kỉ XIX nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng, vươn lên hàng thứ nhất thế giới, sản lượng công nghiệp bằng 1/2 tổng sản lượng công nghiệp các nước Tây Âu và gấp hai lần Anh.
Nguyên nhân:
+ Mĩ giàu nguyên liệu, nhiên liệu giàu có, có nguồn nhân lực dồi dào.
+ Phát triển sau nên áp dụng được những thành tựu khoa học và kinh nghiệm của các nước đi trước.
+ Có thị trường rộng lớn.
Nông nghiệp: Nông nghiệp Mĩ đạt thành tựu đáng kể, Mĩ trở thành vựa lúa và nơi cung cấp thực phẩm cho châu Âu.
Quá trình tập trung sản xuất và ra đời các công ty độc quyền diễn ra nhanh chóng, hình thức chủ yếu là tờ-rớt với những ông vua dầu lửa, vua ô-tô, vua thép... chi phối mọi hoạt động kinh tế, chính trị nước Mĩ.
b) Tình hình chính trị
Chế độ chính trị ở Mĩ là nơi điển hình của chế độ hai đảng, đảng Cộng hòa và đảng dân chủ thay nhau lên cầm quyền.
Thống nhất việc củng cố'quyền lực của giai cấp tư sản, trong việc đối xử phân biệt với người lao động, cũng như đường lối bành trướng ra bên ngoài.
Chính sách đối ngoại:
+ Mĩ mở rộng biên giới đến bờ Thái Bình Dương.
+ Bành trướng khu vực Mĩ-Latinh, gây chiến với Tây Ban Nha để tranh giành Ha-oai, Cu Ba và Phi-líp-pin.. Xâm nhập vào thị trường Trung Quốc.
LUYỆN TẬP
Gợi ý trả lời câu hỏi SGK.
Anh và Pháp
Câu 1:
Chủ nghĩa đế quốc Anh là đế quốc thực dân:
Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, đế quốc Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn khắp địa cầu, chiếm 1/4 diện tích lục địa và dân số thế giới.
. - Đế quốc Anh bóc lột thuộc địa rộng lớn của mình “Mặt trời không bao giờ lặn trên đất Anh”, Lê-nin nhận định: Chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
Chủ nghĩa đế qụốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”:
Tư bản Pháp phần lớn đưa vốn ra nước ngoài, cho các nước chậm tiến vay vốn, với lãi suất lớn.
Câu 2: Nhận xét tình hình kinh tế Anh và Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX .
Anh:
Công nghiệp Anh mặc dù vẫn phát triển song đã mất vị trí độc quyền công nghiệp, tuy nhiên vị trí về tài chính và xuất cảng tư bản, thương mại, hải quân Anh vẫn đứng đầu thế giới.
Pháp:
Công nghiệp Pháp bị tụt hàng thứ tư thế giới, nhịp độ phát triển chậm lại, song vẫn có những mặt tiến bộ với những biểu hiện phát triển của đường sắt, khai mỏ, luyện kim và thương nghiệp. Nhìn chung Pháp vẫn là cường quốc của thế giới.
Đức và Mĩ	,
Câu 1: Những nét lớn tĩnh hình kinh tế, chính trị nước Đức cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
HS trình bày như ở phần I. Nước Đức (trong phần những kiến thức cần nắm vững)	.
Câu 2: Những nét lớn tình hình kinh tế, chính trị nước Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
HS trình bày như ở phần II. Nước Mĩ (trong phần những kiến thức cần nắm vững).