Giải Lịch Sử 10 Bài 37: Mác và Ăng - ghen: Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

  • Bài 37: Mác và Ăng - ghen: Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học trang 1
  • Bài 37: Mác và Ăng - ghen: Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học trang 2
  • Bài 37: Mác và Ăng - ghen: Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học trang 3
MÁC VÀ ĂNGGHEN VÀ sự RA ĐÒI
CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức
Nắm vững công lao của Mác - Ăngghen - những nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học đối với sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân.
Hiểu được sự ra đời của tổ chức Đồng minh những người Cộng sản, những luận điểm quan trọng cửa Tuyên ngôn độc lập của Đảng cộng sản và ý nghĩa của văn kiện này.
Kĩ năng
Kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá vai trò của Mác và Ãngghen, về những đóng góp của chủ nghĩa xã hội khoa học đối với lí luận đấu tranh của giai cấp công nhân.
Phân biệt sự khác nhau giữa các khái niên phong trào công nhân, phong trào cộng sản, chủ nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa xã hội khoa học
NHŨNG KIẾN THỨC CẦN NẮM VŨNG
Buổi đầu hoạt động cách mạng của c. Mác và Ph. Àngghen
Cơ sở tình bạn Mác và Ăngghen:
+ Cùng quê ở Đức, nơi chủ nghĩa tư bản phản động nhất.
+ Đều có học thức uyên bác, thấu hiểu đồng cảm với người lao động, cùng chung chí hướng là giải phóng nhân dân lao động thoát khỏi áp bức bóc lột.
Hoạt động của Mác:
. + Mác sinh ngày 5/5/1818 tại thành phố Tơvi ở Đức, năm 1842 làm tổng biên tập báo Sông Ranh.
+ Năm 1843 sang Pa-ri rồi Búcxen, xuất bản tạp chí Biên niên Phăp - Đức.
Mác nhận thấy vai trò, sứ mệnh của giai cấp vô sản giải phóng loài người khỏi áp bức bóc lột.
Ăngghen sinh ngày 28/11/1820 ở thành phố BécMan (Đức). Năm 1842 ông sang Anh làm thư kí hãng buôn và viết cuốn Tình cảnh giai cấp công nhân Anh, phê phán sự bóc lột của giai cấp tư sản, thấy được vai trò của giai cấp công nhân.
+ 1844 -1847 c. Mác và Ăngghen cho ra đời những tác phẩm về triết học, kinh tế-chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học, đặt cơ sở hình thành chủ nghĩa Mác.
Tổ chức Đồng minh những người cộng sản và Tuyên ngôn của Đảng cộng sản
Ngoài việc nghiên cứu lí luận, c. Mác và Ãngghen đặc biệt quan tâm xây dựng một chính đảng độc lập cho giai cấp vô sản.
Tháng 6/1847 Đồng minh những người cộng sản ra đời.
—Mục đích: Lật đổ giai cấp tư sản, xác định sự thống trị của giai cấp vô sản, thủ tiêu xã hội tư sản cũ.
Tháng 2/1848 tuyên ngôn Đảng cộng sản ra đời, do C.Mác và Ăngghen soạn thảo.
Nội dung:
+ Chủ nghĩa tư bản ra đời là một bước tiến, song nó chứa đựng nhiều mâu thuẫn và cuộc đấu tranh giữa tư bản và vô sản tất yếu nổ ra.
+ Khẳng định sứ mệnh lịch sử và vai trò của giai cấp vô sản là lãnh đạo cách mạng. Muốn cách mạng tháng lợi cần phải có chính đảng tiên phong của mình.
+ Trình bày một cách hệ thống những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa cộng sản, chứng minh quy luật tất yếu diệt vong của chế độ tư bản và thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản.
Ý nghĩa:
+ Là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên củua chủ nghĩa xã hội khoa học, bước đầu kết hợp chủ nghĩa xã hội với phong trào công nhân.
+ Từ đây phong trào công nhân đã có lí luận cách mạng soi đường.
LUYỆN TẬP
Gợi ý trả lời câu hỏi SGK.
Câu 1. Vai trò của Mác và Ăngghen trong việc thành lập Đồng Minh những người cộng sản
Mác và Ăngghen đã đề nghị đổi tên tổ chức Đồng minh những người chính nghĩa thành Đồng Minh những người cộng sản (6/1847).
Mác và Ăngghen vận động thông qua điều lệ của Đồng minh (1847)
Mác và Ãngghien soạn thảo Tuyên ngôn của Đảng cộng sản (2/1848)
Câu 2. Nội dung cơ bản và ý nghĩa của Tuyên ngôn của Đảng cộng sản
Nội dung:
+ Chủ nghĩa tư bản ra đời là một bước tiến, song nó chứa đựng nhiều mâu thuẫn và cuộc đấu tranh giữa tư bản và vô sản tất yếu nổ ra.
+ Khẳng định sứ mệnh lịch sử và vai trò của giai cấp vô sản là lãnh đạo cách mạng. Muốn cách mạng thắng lợi cần phải có chính đảng tiên phong của mình.
+ Trình bày một cách hệ thống những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa cộng sản, chứng.minh quy luật tất yếu diệt vong của chế độ tư bản và thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản.
Ý nghĩa:
+ Là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học, bước đầu kết hợp với chủ nghĩa xã hội với phong trào công nhân.
+ Từ đây phong trào công nhân đã có lí luận cách mạng soi đường.