Giải Lịch Sử 10 Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông

  • Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông trang 1
  • Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông trang 2
  • Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông trang 3
  • Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông trang 4
Chương II
XÃ HỘI CỔ ĐẠI
BÀI 3
XÃ HỘI CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS phải nắm được những vấn đề sau:
Những đặc điểm của điều kiện tự nhiên của các quốc gia phương Đông và sự phát triển ban đầu của các ngành kinh tế; từ đó thấy được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và nền tảng kinh tế đến quá trình hình thành nhà nước, cơ cấu xã hội, thể chế chính trị,... ở khu vực này.
Những đặc điểm của quá trình hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước, cơ cấu xã hội của xã hội cổ đại phương Đông.
Thông qua việc tìm hiểu về cơ cấu bộ máy nhà nước và quyền lực của nhà vua, học sinh còn hiểu rõ thê' nào là chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông.
Những thành tựu lớn về văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông.
Kĩ năng
Phân tích những thuận lợi, khó khăn và vai trò của các điều kiện địa lí ở các quốc gia cổ đại phương Đổng.
NHỮNG KIẾN THỨC cơ BẢN CẤN NẮM VŨNG
Điều kiện tự nhiên và sự phát triển của các ngành kinh tế.
Điều kiện tự nhiên
Thuận lợi: đất đai phù sa màu mỡ, gần nguồn nước tưới, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và sinh sống ban đầu.
Khó khăn: Dễ bị lũ lụt, gây mất mùa, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
Do thủy lợi,... người ta đã sống quần tụ thành những trung tâm quần cứ lớn và gắn bó với nhau trong tổ chức công xã. Nhờ đó nhà nước sớm hìrih thành từ nhu cầu sản xuất vạ trị thủy.
Sự phát triển của các ngành kinh tế
Nghề nông nghiệp tưới nước là gốc, ngoài ra còn chăn nuôi và làm thủ công nghiệp.
Sự hình thành các quốc gia cổ đạl
Cơ sở hình thành: Sự phát triển của sản xuất dẫn tới sự phân hóa giai cấp, từ đó nhà nước ra đời
Các quốc gia cổ đại đầu tiên xuất hiện ở Ai Cập, Lưỡng Hà, An Độ, Trung Quốc,... vào khoảng thiên niên kỉ thứ IV - III TCN
Xã hội có giai cấp đầu tiên
Nông dân công xã: chiếm số đông trong xã hội, ở họ vừa tồn tại “cái cũ”, vừa là thành viên của xã hội có giai cấp. Họ tự nuôi sống bản thân và gia đình, nộp thuế cho nhà nước và làm các nghĩa vụ khác.
Quý tộc: gồm các quan lại ở địa phương, các thủ lĩnh quân sự và những người phụ trách lễ nghi tôn giáo. Họ sống sung sướng dựa vào sự bóc lột nông dân.
Nô lệ: Chủ yếu là tù binh và thành viên công xã bị mắc nợ hoặc bị phạm tội. Họ phải làm các việc nặng nhọc và hầu hạ quý tộc. Cùng với nông dân công xã họ là tầng lớp bị bóc lột trong xã hội.
Chế độ chuyên chê cổ đại
Quá trình hình thành nhà nước là từ các liên minh bộ lạc. Do nhu cầu trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi quyền hành tập trung vào tay nhà vua, tạo nên chế độ quân chủ chuyên chê
Chế độ nhà nước do vua đứng đầu, có quyền lực tối cab và một bộ mẩy quan liêu giúp việc thừa hành,... thì được gọi là chê' độ chuyên chế cổ đụi. Người Ai Cập gọi là Pharaôn (cái nhà lớn), người Lưỡng Hà gọi là Enxi (người đứng đầu), Trung Quốc gọi là Thiên Tử (con trời).
Văn hóa cổ đại phương Đông
Sự ra đời của lịch và thiên văn học
Thiên văn học và lịch là hai ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
Việc tính lịch chỉ đúng tương đối, nhưng nông lịch thì có ngay tác dụng đối với việc gieo trồng, một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng. Người ta còn biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời mỗi ngày có 24 giờ.
Chữ viết
Nguyên nhân ra đời của chữ viết: do nhu cầu trao đổi, lưu giữ kinh nghiệm mà chữ viết sớm hình thành từ thiên niên kỉ IV TCN.
Ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là tượng ý, tượng thanh.
Tác dụng của chữ viết: Đây là phát minh quan trọng nhất, nhờ nó mà chúng ta hỉểu được phần nào lịch sử thê' giới cổ đại.
Toán học
-Nguyên nhân ra đời: Do nhu cầu tính lại ruộng đất, nhu cầu xây dựng, tính toán,...mà toán học ra đời.
Thành tựu: Các công thức sơ đẳng về hình học, các bài toán đơn giản về số học, phát minh ra số 0 của cư dân Ân Độ,...
Tác dụng: Phục vụ cuộc sống lúc bấy giờ và để lại kinh nghiệm quý cho giai đoạn sau.
Kiến trúc
Do uy quyền của các vua mà hàng loạt công trình kiến trúc ra đời: Kim tự tháp Ai Cập, vườn treo Ba-bi-lon, Vạn lí trường thành,...
Các công trình này thường đồ sộ thể hiện cho uy quyền của vua chuyên chế.
Ngày nay còn tồn tại một số công trình như Kim tự tháp Ai Cập, Vạn lí trường thành, cổng I-sơ-ta thành Ba-bi-lon,... Những công trình này là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người
LUYỆN TẬP
Gợi ý trả lời câu hỏi SGK.
Câu 1: * Cư dân trên lưu vực các con sông lớn ở châu Á, châu Phi có thể sớm phát triển thành xã hội có giai cấp và nhà nước:
Do công cụ kim loại xuất hiện
Điều kiện tự nhiên thuận lợi:
+ Đồng bằng ven sông rộng lớn, đất đai phì nhiêu.
+ Lượng mưa đều đặn phân bố theo mùa, khí hậu nóng ẩm...
Do điều kiện tự nhiên thuận lợi nên khoảng 3500 năm đến 2000 TCN cư 'dân tập trung khá đông theo từng bộ lạc ở lưu vực các con sông lớn châu Á,
châu Phi.
* Đặc điểm kinh tế của các vùng:
Nghề “nông làm gốc”, ngoài ra còn chăn nuôi và làm thủ công nghiệp.
Câu 2: Xã hội cổ đại phương Đông gồm những tầng lớp:
Nông dân công xã: chiếm số đông trong xã hội, ở họ vừa tồn tại “cái cũ”, vừa là thành viên của xã hội có giai cấp. Họ tự nuôi sống bản thân và gia đình, nộp thuế cho nhà nước và làm các nghĩa vụ khác.
Quý tộc: gồm các quan lại ở địa phương, các thủ lĩnh quân sự và những người phụ trách lễ nghi tôn giáo. Họ sống sung sướng dựa vào sự bóc lột nông dân.
Nô lệ: chủ yếu là tù binh và thành viên công xã bị mắc nợ hoặc bị phạm tội. Họ phải làm các việc nặng nhọc và hầu hạ quý tộc. Cùng với nông dân công xã, họ là tầng lớp bị bóc lột trong xã hội.
Ở phương Đông hình thành các tầng lớp xã hội do đặc điểm kinh tế phương Đông chủ yếu là nông nghiệp.
Câu 3: Chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông là: Vua là người đứng đầu nhà nước, có quyền lực tối cao, quyết định mọi công việc từ kinh tế, chính trị, quân sự, đối ngoại.
Câu 4: Những đóng góp về vãn hóa của cư dân phương Đông cổ đại:
Lịch và thiên văn học:
Việc tính lịch chỉ đúng tương đối, nhưng nông lịch thì có ngay tác dụng đối với việc gieo trồng.
Chữ viết:
Ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là tượng ý, tượng thanh.
Đây là phát minh quan trọng nhất, nhờ nó mà chúng ta hiểu được phần nào lịch sử thế giới cổ đại.
Toán học:
Các công thức sơ đẳng về hình học, các bài toán đơn giản về số học,., phát minh ra số 0 của cư dân Ân Độ,...
Phục vụ cuộc sống lúc bấy giờ và để lại kinh nghiệm quý cho giai đoạn sau.
Kiến trúc:
Hàng loạt công trình kiến trúc đã ra đời: Kim tự tháp Ai Cập, vườn treo Ba-bi-lon, Vạn lí trường thành,...
. - Các cồng trình này thường đổ sô, thể hiện cho uy quyền của vua chuyên chế. Những còng trình này là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.