Học Tốt Lịch Sử 10 Bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu (Từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)

  • Bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu (Từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV) trang 1
  • Bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu (Từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV) trang 2
  • Bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu (Từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV) trang 3
  • Bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu (Từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV) trang 4
TÂY ÂU THỞI TRUNG ĐẠI
Bài 10. THỜI KÌ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIEN
CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIÊN ở TÂY Âu
(TỪ THẾ KỈ V ĐẾN THẾ KỈ XIV)
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Sự hình thành các vương quốc phong kiến ở Tây Âu
Từ cuối thế kỉ III, đế quốc Rôma lâm vào khủng hoảng, người Giéc man tràn vào xâm chiếm. Năm 476 đế quốc Rôma sụp đổ
Những việc làm của người Giéc man sau khi vào lãnh thổ Rôma
+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập những vương quốc mới.
+ Chiếm ruộng đất chia cho nhau, thủ lĩnh xưng vương, phong tước
vị, tạo nên hệ thống đẳng cấp quý tộc vũ sĩ.
+ Tiếp thu Ki tô giáo, xây nhà thờ, chiếm đất của nông dân phong
cấp đất đai cho nhà thờ - tầng lớp quý tộc tăng lữ hình thành.
Tác động những việc làm của người Giéc man: hình thành hai giai cấp mới là lãnh chúa và nông nô - quan hệ sản xuất phong kiến hình thành.
Xã hội phong kiến Tây Âu
Quý tộc và nhà thờ chiếm những khu đất đai rộng lớn lập thành lãnh địa phong kiến.
Tổ chức của lãnh địa: lãnh địa là một vùng đất đai rộng lớn bao gồm đất lãnh chúa và đất khẩu phần. Khu đất lãnh chúa có lâu đài, dinh thự, nhà thờ. Đất khẩu phần do nông nô cày cấy và nộp tô.
Đời sống trong lãnh địa:
+ Lãnh chúa sống nhàn rỗi, xa hoa... trên sự bóc lột nông nô.
+ Nông nô là người sản xuât chính nhưng lệ thuộc lãnh chúa, phải
nộp tô nặng và nhiều thứ thuế.
Sự phát triển kinh tế và đặc điểm của lãnh địa:
+ Người ta đã biết dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ, dùng cày bừa cải tiến do hai ngựa kéo.
+ Lương thực, thực phẩm ... được sản xuất trong lãnh địa. Lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc.
+ Trong lãnh địa, lãnh chúa có quần đội, tòa án, pháp luật riêng, chế độ thuế khóa tiền tệ cân đong riêng - Lãnh địa là đơn vị chính trị độc lập.
Sự xuất hiện các thành thị trung đại
Nguyên nhân ra đời: Kĩ thuật sản xuất tiến bộ, năng suất lao động tăng, sản phẩm thừa được bán tự do, dần dần thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. Một số thợ thủ công nộp tiền chuộc hoặc bỏ trôn đến ngã ba đường hoặc bến sông... lập các xưởng thủ công và buôn bán - thành thị ra đời.
TỔ chức của thành thị:
+ Cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân.
+ Thợ thủ công cùng nghề lập ra phường hội.
+ Thương nhân lập thương hội, tổ chức hội chợ.
Vai trò của thành thị: góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển; góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thông nhất quốc gia, dân tộc, mang không khí tự do và phát triển tri thức cho mọi người.
CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN
CÂU HỎI
Trắc nghiệm
Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước câu trả lời đúng
Thời đại phong kiến ở châu Âu bắt đầu từ khi nào?
A. Thế kỉ III.	B. Thế kỉ IV.
c. Thế kỉ V.	D. Thế kỉ XI.
Quá trình phong kiến hóa diễn ra mạnh mẽ nhất ở vương quốc
A. Phơrăng.	B. Đông Gốt.
c. Tây Got.	D. Của người Ànggô Xắcxông.
Trước khi vào lãnh thổ Rôma, tôn giáo của người Giéc man là
A. Kitô giáo.	B. Tôn giáo nguyên thủy,
c. Phật giáo.	D. Hindu giáo.
Những khu đất rộng lớn của lãnh A. Đơn vị kinh tế cơ bản.
c. Đất của lãnh chúa.
Lãnh chúa bóc lột nông nô bằng
A. thuế.	B. tô thuế.
Trong lãnh địa, người ta chỉ mua A. muối.
c. lương thực.
Tổ chức của thợ thủ công là A. thương hội.
c. phường hội.
Thành thị trung đại ở Tây Âu ra I A. Thế kỉ XI. B. Thế kỉ V.
chúa gọi là
B. Đất của lãnh chúa.
D. Lãnh địa phong kiến.
c. lao dịch. D. tô, lao dịch.
B. muối và sắt.
D. hàng tiêu dùng.
B. thương đoàn.'
D. thương hội và phường hội.
lời từ khi nào?
c. Thế kỉ XII. D. Thế kỉ XV.
2. Tự luận
Câu 1. Các tầng lớp lãnh chúa và nông nô được hình thành như thế nào?
Câu 2. Thế nào là lãnh địa phong kiến? Vì sao nói lãnh địa phong kiến là một đơn vị kinh tế đóng kín và là một đơn vị chính trị độc lập?
Câu 3. Trình bày nguyên nhân ra đời và vai trò của các thành thị trung đại châu Âu.
II. ĐÁP ÁN
1. Trắc nghiệm
1. C 2. A 3. B 4. D 5. B 6. B 7. c 8. A
Tự luận
Câu 1.
- Lãnh chúa:
+ Sau khi vào lãnh thổ Rôma, người Giéc man chia ruộng đất cho nhau, các tướng lĩnh quân sự và quý tộc được chia nhiều hơn. Đồng thời các thủ lĩnh bộ lạc, các quý tộc nhị tộc cũng tự xưng .vua, phong các tước vị công tước, bá tước, nam tước... tạo nên tầng lớp quý tộc vũ sĩ.
+ Người Giéc man theo Kitô giáo, nhà vua phong cấp đất đai, tước vị cho các quý tộc và nhà thờ tạo nên tầng lớp quý tộc tăng lữ.
Tầng lớp quý tộc vũ sĩ và tầng lớp quý tộc tăng lữ vừa có đặc quyền vừa rất giàu có, trở thành lãnh chúa phong kiến.
Nông nô:
Nô lệ được giải phóng, nông dân bị chiếm đoạt ruộng đất phải nhận ruộng đất của lãnh chúa cày cấy và nộp tô thuế.
Câu 2.
Thế nào là lãnh địa phong kiến: dựa vào ý 2, mục 2.
Nói lãnh địa là một đơn vị kinh tế đóng kín vì: lương thực, thực phẩm, quần áo... cần dùng cho lãnh chúa và nông nô đều được nông nô sản xuất ở trong lãnh địa.
Nói lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập vì: lãnh chúa có quân đội, tòa án, luật pháp riêng, có chế độ thuế khóa, tiền tệ, cân đong, đo lường riêng. Lãnh chúa cai trị lãnh địa của mình như một ông vua.
Câu 3. Dựa vào ý 1, 2 của mục 3.