Học Tốt Lịch Sử 10 Bài 13: Việt Nam thời nguyên thủy

  • Bài 13: Việt Nam thời nguyên thủy trang 1
  • Bài 13: Việt Nam thời nguyên thủy trang 2
  • Bài 13: Việt Nam thời nguyên thủy trang 3
  • Bài 13: Việt Nam thời nguyên thủy trang 4
PHẨN HAI
LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN Gốc
DẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
I
VIỆT NAM TỪ THỜI NGUYÊN THỦY
ĐẾN THẾ KỈ X
Bài 13. VIỆT NAM THỜI NGUYÊN THỦY
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Những dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam
Các nhà khảo cổ tìm thấy nhiều công cụ ghè đẽo thô sơ của Người tôi cổ có niên đại 30 - 40 vạn năm, ở Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Phước.
Cách ngày nay 30 - 40 vạn năm trên đất nước Việt Nam đã có Người tối cổ sinh sông.
Sự hình thành và phát triển của Công xã thị tộc
Đến thời văn hóa Sơn Vi, cách ngày nay khoảng 2 vạn năm, Người tối cổ đã chuyển biến thành Người tinh khôn và Công xã thị tộc hình thành.
Vãn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn (cách ngày nay 6000 - 12000 năm - Sơ kì đá mới):
+ Sông định cư.
+ Công cụ lao động: rìu được ghè đẽo nhiều hơn, biết mài lưỡi, bắt đầu biết làm đồ gốm.
+ Hoạt động kinh tế: sãn bắt, hái lượm, trồng trọt.
+ Tổ chức xã hội: thị tộc, bộ lạc.
+ Đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao hơn.
Những biểu hiện của các cuộc “cách mạng đá mới” ở nước ta (cách ngày nay 5000 - 6000 năm):
+ Con người biết cưa, khoan đá, làm đồ gốm bằng bàn xoay - năng suất lao động tăng lên.	•
+ Nông nghiệp trồng lúa dùng cuốc đá.
+ Đã có sự trao đổi sản phẩm giữa các bộ lạc.
+ Đời sống vật chất được ổn định và cải thiện, đời sống tinh thần được nâng cao.
Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước
Cách ngày nay 3000 - 4000 năm, các bộ lạc trên đất nước Việt
Nam đã biết sử dụng đồng và thuật luyện kim, nghề nông trồng lúa nước trở nên phổ biến.
Các bộ lạc Phùng Nguyên làm nông nghiệp lúa nước, công cụ chú yếu bằng đá, biết xe chỉ dệt vải, chăn nuôi.
Các bộ lạc ở châu thổ sông Mã đã tiến tới thời đại SƯ kì đồng thau, các nghề thủ công, làm đá, gốm tương đương cư dàn Phùng Nguyên.
Các bộ lạc Sa Huỳnh đã tiến tới buổi đầu thỡi đại kim khí, biết đến thuật luyện kim, hoạt động kinh tế chu yếu là trồng lúa, bắt đầu biết chế tác và sử dụng đồ sắt, biết làm gốm, dệt vải, đồ trang sức bằng mã não, thủy tinh...
Cạc bộ lạc Đồng Nai làm nghề nông trồng lúa nước, khai thác sản vật rừng, săn bắn, làm các nghề thủ công. Ngoài công cụ bằng đá, người ta tìm thấy một số hiện vật bằng đồng, vàng, thủy tinh.
CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN
CÂU HỎI
Trắc nghiệm
Hãy khoanh tròn chi một chữ in hoa trước câu trả lời đúng
Ở miền Bắc, dàu tích của Người tốì cổ được tìm thấy ở
A. Lạng Sơn, Thanh Hóa.	B. Phú Thọ, Thanh Hóa.
c. Lạng Sơn.	D. Thanh Hóa, Phú Thọ.
Người ta tìm thấy răng hóa thạch và công cụ của Ngươi tinh khôn ở đâu?
A. Ngườm, Bắc Sơn.	B. Sơn Vi, Hòa Bình.
c. Ngườm, Sơn Vi.	D. Hòa Bình.
Người nguyên thủy trên đất nước ta đã biết trồng trọt từ thời
A. Văn hóa Bắc Sơn.	B. Văn hóa Hòa Bình.
c. Văn hóa Sơn Vi.	D. Văn hóa Ngườm.
Công xã thị tộc hình thành từ thời
văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn.
văn hóa Phùng Nguyên, c. văn hóa Hòa Bình.
D. văn hóa Sơn Vi.
ở nước ta nghề trồng lúa nước phổ biến từ khi nào?
Cách ngày nay 3000 - 4000 năm.
Cách ngày nay 3000 năm. c. Cách ngày nay 6000 năm.
D. Cách ngày nay 12000 năm.
Hiện vật bằng đồng, vàng, thủy tinh được phát hiện ở các di chỉ thuộc văn hóa
A. Bắc Sơn.	B. Đồng Nai.
c. Sa Huỳnh.	D. Phùng Nguyên.
Hoạt động kinh tế của cư dân Phùng Nguyên, Sa Huỳnh, Đồng Nai có một điểm giống nhau là
chăn nuôi gia súc, gia cầm.
làm đồ trang sức hằng thủy tinh, c. khai thác sản vật rừng.
D. trồng lúa nước.
Tục hỏa táng người chết là của cư dân
A. Hòa Bình.	B. Phùng Nguyên,
c. Sa Huỳnh.	D. Đồng Nai.
Tự luận
Câu 1. Trình bày những giai đoạn chính của thời nguyên thủy ở Việt Nam.
Câu 2. Nhận xét về thời gian ra đời thuật luyện kim của các bộ lạc trên đất nước ta và nêu ý nghĩa sự ra đời của thuật luyện kim.
II. ĐÁP ÁN
Trắc nghiệm
1. A 2. c 3. B 4. D 5. A 6. B 7. D 8. c
Tự luận
Câu 1. Những giai đoạn chính của thời nguyên thủy ở Việt Nam:
- Giai đoạn Người tối cổ, cách ngày nay 30 - 40 vạn năm.
Giai đoạn Người tối cổ chuyển hóa thành Người tinh khôn và Công xã thị tộc hình thành, cách ngày nay khoảng đến trước 2 vạn năm.
Giai đoạn phát triển của Công xã thị tộc, cách ngày nay 6000 năm - 12000 năm.
Giai đoạn thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước ra đời cách ngày nay 3000 - 4000 năm.
Câu 2.
Thuật luyện kim của các bộ lạc sống trên đất nước ta ra đời trong cùng thời gian - cách ngày nay 3000 - 4000 năm.
Ý nghĩa sự ra đời của thuật luyện kim:
Sự ra đời của thuật luyện kim đã đưa các bộ lạc trên đất nước ta bước vào thời đại kim khí, hình thành những nền văn hóa lớn, làm tiền đề cho sự ra đời của các quốự gia cổ đại trên đất nước Việt Nam.