Học Tốt Lịch Sử 10 Bài 39: Quốc tế thứ hai

  • Bài 39: Quốc tế thứ hai trang 1
  • Bài 39: Quốc tế thứ hai trang 2
  • Bài 39: Quốc tế thứ hai trang 3
Bài 39. QUỐC TẾ THỨ HAI
KIẾN THỨC Cơ BẢN
1. Phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX
Từ thập niên 70 của thế kỉ XIX, đội ngũ giai cấp công nhân tăng nhanh về số lượng và chất lượng.
Sự bóc lột nặng nề của tư sản, chính sách chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh làm cho đời sống công nhân và nhân dân lao động càng thêm khó khăn. Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân đã nổ ra.
+ Phong trào công nhân nổ ra ở các nước Đức, Pháp, Anh, Mĩ... Tiêu
biểu là bãi công của 40 vạn công nhân Sicagô ngày 1 - 5 - 1886 đòi ngày làm 8 giờ, buộc giới chủ phải nhượng bộ.
+ Nhiều đảng công nhân hoặc các nhóm xã hội chủ nghĩa được thành lập ở Đức, Mĩ, Pháp, Nga, Anh.
Thực tế trên đòi hỏi phải thành lập một tổ chức quốc tế mới tiếp nối nhiệm vụ của Quốc tế thứ nhất.
■ 2. Quốc tế thứ hai
Ngày 14 - 7 - 1889, Đại hội thành lập Quốc tế thứ hai được tố chức ở Pari. Đại hội đã: nêu lên sự cần thiết phải thành lập chính đảng vô sản, đề cao vai trò đấu tranh chính trị, tăng cường phong trào quần chúng, đòi tăng lương, ngày làm 8 giờ và lấy ngày 1-5 hàng năm làm ngày Quốc tế lao động.
Quốc tế thứ hai tồn tại và hoạt động chủ yếu dưới hình thức đại hội.
+ Thời kì Ầngglien còn sống: Quốc tế có những đóng góp quan trọng: đcàn kết phong trào công nhân, thúc đẩy việc thành lập chính đảng vô sản ở nhiều nước.
+ Thời kì sau khi Ầngghen mất: Chủ nghĩa cơ hội chiếm ưu thế trong Quốc tế.
+ Diễn ra cuộc đấu tranh giữa khuynh hướng cách mạng và khuynh hướng cơ hội về vấn đề giành chính quyền của giai cấp vô sản, thái độ đôi với vấn đề thuộc địa và chiến tranh đế quốc.
— Do thiếu nhất trí về đường lối chiến lược, chia rẽ về tổ chức, Quôc tế thứ hai phân hóa và tan rã khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Các đảng trong Quốc tế đã ủng hộ chính phủ tư sản đẩy nhân dân và vô sản vào cuộc chiến tranh đế quốc.
CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN
CÂU IIỎI
1. Trắc nghiệm
Ilãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước câu trả lời đúng
Kết qua của việc truyền bá học thuyết Mác là
sự ra đời của các đảng công nhân.
phong trào công nhân phát triển, c. quy mô các cuộc đâu tranh lớn.
D. bãi công ngày càng nhiều.
Ngày 1 - 5 - 1886, diễn ra bãi công của 40 vạn công nhân ở
A. Pari.	B. Luân Đôn. c. Sicagô. D. Đức.
Nghị quyết của Quốc tế thứ ì ai đến nay vẫn thực hiện là
đề cao đâu tranh chính trị.
lấy ngày 1-5 làm ngày Quốc tế lao động, c. đòi tăng lương.
D. tăng cường phong trào quần chúng.
Sau khi Mác qua đời, sứ mệnh lãnh đạo phong trảo công nhân quốc tế thuộc về
A. Lê nin.	B.	La Phácsơ.
c. Rôda Lúcxembua.	D.	Ăngghen.
Người đã vạch trần sai lầm của chủ nghĩa xét lại là
A. Ăngghen.	B.	Lênin.
c. La Phácsơ.	D.	Rôda Lúcxembua.
Đại diện cho khuynh hướng cách mạng trong Quốc tế thứ hai những năm đầu thế kỉ XX là
A. Bécxtainơ.	B. La Phácsơ.
c. Rôda Lúcxembua.	D. Lênin.
Tự luận
Câu 1. Trình bày hoàn cảnh ra đời cúa Quốc tế thứ hai.
Câu 2. Vì sao Quốc tế thứ hai bị tan rà?
II. ĐÁP ÁN
Trắc nghiệm
1. A 2. c 3. B 4. D 5. B 6. D.
Tự luận
Câu 1. Hoàn cảnh ra đời của Quốc tế thứ hai:
Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Giai cấp tư sản các nước tăng cường bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Sự thắng thế của xu hướng độc quyền và chính sách chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh để phân chia lại thế giới làm cho đời sống công nhân và nhân dân lao động thêm khó khăn.
Các đảng công nhân và các nhóm xã hội'chủ nghĩa lần lượt ra đời ở nhiều nước.
Câu 2. Quốc tế thứ hai tan rã vì:
Sau khi Ãngghen mất, những phần tử cơ hội chủ nghĩa chống lại học thuyết Mác chiếm ưu thế trong Quốc tế thứ hai.
-- Thiếu nhất trí về đường lối chiến lược, chia rẽ về tổ chức.