Học Tốt Lịch Sử 10 Bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á

  • Bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á trang 1
  • Bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á trang 2
  • Bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á trang 3
  • Bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á trang 4
ĐÔNG NAM Á THỞI PHONG KIẾN
Bài 8. Sự HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIEN
CÁC VƯƠNG QUỐC CHÍNH ở ĐÔNG NAM Á
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á
Đông Nam Á ngày nay bao gồm 11 nước.
Đông Nam Á là một khu vực khá rộng bị chia cắt. Đặc biệt nổi bật của điều kiện tự nhiên là gió mùa, thích hợp trồng cây lúa nước.
Điều liiện ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nạm Ả
Sự phát triển của các ngành kinh tế.
Tác động về mặt kinh tế của thương nhân Ân Độ và ảnh hưởng của văn hóa Ân Độ.
Sự hỉnli thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á
10 thế kỉ sau Công nguyên, hàng loạt quốc gia nhỏ hình thành và phát triển.
Vương quốc Champa ở Trung Bộ Việt Nam.
Vương quốc Phù Nam ở hạ lưu sông Mê Công.
Các vương quốc ở hạ lưu sông Mê Nam.
Các vương quốc trên các đảo ở Inđônêxia.
Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Dông Nam Á
Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X hình thành một số quốc gia phong kiến dân tộc.
Từ nửa sau thế kỉ X - XVIII là thời kì phát triển của các quốc gia phong kiến dân tộc.
+ Thế kỉ XIII, Inđônêxia thông nhát và hùng mạnh suốt ba thế kỉ.
+ Trên bán đảo Đông Dương, ngoài Đại Việt và Champa, Campuchia
bước vào thời kì Ăng co huy hoàng.
+ Trên lưu vực sông Iraoađi, từ giữa thế kỉ XI, Mianma bắt đầu hình thành và phát triển.
+ Do sự tấn công của người Mông cố’ (thế kỉ XIII), một bộ phận người Thái di cư đến lưu vực sông Mê Nam, lập nôn Vương quốc
Sukhôthay. Một bộ phận khác định cư ở vùng trung lưu sông Mê Công lập nên Vương quốc Lan Xang vào giữa thế kỉ XIV.
- Những biểu hiện phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
+ Ilình thành những vùng kinh tế quan trọng có khả năng cung cấp một khối lượng lớn thóc lúa, cá, sản phẩm thủ công.
+ Cấc quốc gia dân tộc được xác lập.
+ Nền văn hóa dân tộc hình thành.
CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN
CÂU HỎI
Trắc nghiệm
Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước câu trả lời đúng.
Đặc điểm nổi bật của điều kiện tự nhiên khu vực Đông Nam Á là
A. địa hình bị chia cắt.	B. mưa nhiều.
c. gió mùa.	D. rừng nhiệt đới.
Cây trồng đặc trưng của.khu vực Đông Nam Á là
A. lúa nước.	B. hồ tiêu. c. quế.	D. sa nhân.
Ngành sản xuất chính của khu vực Đông Nam Á là
A. thủ công nghiệp.	B. buôn bán đường biển,
c. nông nghiệp.	D. chăn nuôi.
Cơ sở ra đời của các quốc gia ở Đông Nam Á là sự phát triển của
A. buôn bán đường biển.	B. thủ công nghiệp.
c. nông nghiệp.	D. các ngành kinh tế.
Các quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á hình thành và phát triển trong khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ X - XV.	B. 10 thế kỉ sau Công nguyên.
c. Thế kỉ XV - XVIII.
D. Thế kỉ XIV.
Các quốc gia phong kiến dân tộc Đông Nam Á hình thành vào thời gian nào?
A. Thế kỉ XVII - X.
B. Thế kỉ X - XV.
c. 10 thế kỉ sau Công nguyên. D. Nửa sau thế kỉ X - XIII'
Các quôc gia phong kiến Đông Nam Á bắt đầu phát triển từ khi nào?
B. Từ thế kỉ VII.
D. Từ nửa sau thế kỉ X.
A. Từ đầu thế kỉ XVIII. c. Từ thế kỉ X.
Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bắt đầu suy thoái từ khi nào?
A. Từ nửa sau thế kỉ XV.	B. Từ nửa sau thế kỉ XVIII.
c. Từ thế kỉ XVIII.	D. Từ đầu thế kỉ XVIII.
Tự luận
Câu 1. Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế và lịch sử của khu vực.
Câu 2. Sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á thế kỉ X - XVIII được biểu hiện như thế nào?
Câu 3. Lập bảng tóm tắt các giai đoạn lịch sử trong sự phát triển của khu vực Đông Nam Á đến giữa thế kỉ XIX.
II. ĐÁP ÁN
Trắc nghiệm
c 2. A 3. c 4. D 5. B 6. A 7. D 8. B.
Tự luận
Câu 1.
Thuận lợi: khí hậu nóng ẩm, gió mùa kèm theo mưa cung cấp đủ nước cho con người trong sinh hoạt và trồng trọt, tạo' nôn những cánh rừng nhiệt đới phong phú động thực vật.
Bờ biển dài, có nhiều vịnh, thuận lợi cho buôn bán đường biến.
Khó khăn: địa hình bị chia cắt, nên không có những đồng băng rộng để trồng lúa, những thảo nguyên để chăn nuôi những đàn gia súc lớn.
Câu 2. Biểu hiện sự thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
Hình thành những vùng kinh tế quan trọng có khả năng cung cấp một khôi lượng lớn thóc lúa, cá, sản phẩm thủ công.
Các quốc gia dân tộc được xác lập.
Nền vãn hóa dân tộc hình thành.
Câu 3. Bảng tóm tắt các giai đoạn lịch sử trong sự phát triển của khu vực Đông Nam Á đến giữa thế kỉ XIX.
Giai đoạn
Nội dung
10 thế kỉ sau Công nguyên
Sự phát triển các ngành kinh tế, tác động về mặt kinh tế của các thương nhân An Độ và ảnh hưởng của văn hóa Ân Độ, dẫn đến sự ra đời của hàng loạt quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á.
Thế kỉ VII - X
Hình thành các quốc gia phong kiến dân tộc như Vương quốc Campuchia, các vương quốc của người Môn và ngưừi Miến, các vương quốc của người Indônêxia.
Nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII
Thời kì phát triển của các quốc gia phong kiến ỏ' Đông Nam Á.
Nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX
Các quốc gia phong kiến suy thoái và trở thành thuộc địa của tư bản phương Tây.