Học Tốt Lịch Sử 10 Bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Tiếp theo)

  • Bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Tiếp theo) trang 1
  • Bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Tiếp theo) trang 2
  • Bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Tiếp theo) trang 3
  • Bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Tiếp theo) trang 4
Bài 16. THỜI BẮC THUỘC VÀ CÁC cuộc ĐAU tranh
GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC (tiếp theo)
KIẾN THỨC Cơ BẢN
II. Cuộc đấu tranh giành độc lập (từ thê kỉ I đến đầu thế kỉ X)
Khái quát phong trào đấu tranh từ thế kỉ I đến thế kỉ X
Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp ở ba quận Giao Chỉ, Cửu
Chần, Nhật Nam. Trong đó có những cuộc khởi nghĩa được nhân dân cả ba quận hưởng ứng và giành được quyền tự chủ trong một thời gian.
Phong trào đấu tranh từ thế kĩ I đến thế kỉ X cho thấy tính liên tục, rộng lớn, quyết liệt của cuộc đấu tranh giành độc lập.
Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Nét chính về diễn biến:
Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa ở Hát Môn. Quân khởi nghĩa đánh chiếm Mê Linh rồi Cổ Loa, Luy Lâu. Thái thú Tô Định phải chạy về nước. Trưng Trắc lên làm vua, đóng đô ở Mê Linh.
Kết quả: giành được quyền tự chủ trong ba năm.
Mùa hè năm 42, Mã Viện chỉ huy đạo quân sang xâm lược nước ta. Hai Bà Trưng lãnh đạo kháng chiến, nhưng do lực lượng yếu nên thất bại.
Cuộc khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nhà nước Vạn Xuân
Nét chính về diễn biến:
Mùa xuân năm 542, Lý Bí liên kết với hào kiệt các châu nổi lên khởi nghĩa. Chưa đầy ba tháng, nghĩa quân đã chiếm thành Long Biên. Chính quyền đô hộ bị lật đổ.
Kết quả:
Nhân dân ta giành được quyền tự chủ, thành lập nhà nước Vạn Xuân.
Năm 545, nhà Lương cử Trần Bá Tiên cùng thứ sử Giao Châu đem quân sang xâm lược. Lý Nam Đế phải rút về Vĩnh Phúc rồi Phú Thọ và trao binh quyền cho Triệu Quang Phục. Triệu Quang Phục rút lui về đầm Dạ Trạch tổ chức kháng chiến. Đến năm 550 cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi, Triệu Quang Phục lên làm vua, xưng là Triệu Việt Vương.
Năm 571, Lý Phật Tử đánh úp Triệu Việt Vương rồi lên làm vua. Sử cũ gọi là Hậu Lý Nam Đế. Năm 603 nhà Tùy sang xâm lược. Lý Phật Tử bị bắt, nhà nước Vạn Xuân kết thúc.
Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ
Nét chính về diễn biến:
+ Năm 905, nhân cơ hội nhà Đường suy sụp, Khúc Thừa Dụ lãnh
đạo nhân dân đánh chiếm thành Tống Bình, giành quyền tự chủ.
+ Năm 907, Khúc Hạo lên thay, thực hiện nhiều chính sách cải cách để xây dựng chính quyền độc lập tự chủ.
Kết qua: Giành được quyền tự chủ, tạo điều kiện để đi đến thắng lợi hoàn toàn vào năm 938.
Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
Nét chính về diễn biến: năm 931, Dương Đình Nghệ lãnh đạo nhân dân đánh bại quân xâm lược Nam Hán, thay họ Khúc giữ quyền tự chủ. Đầu năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ đoạt chức Tiêì^độ sứ. Tháng 10 - 938, Ngô <ỉuyền đem quân đánh Kiều Công Tiễn, Kiều Công Tiễn cầu cứu quân Nam Hán. Lợi dụng cơ hội, quân Nam Hán kéo vào. xâm lược nước ta.
Sau khi giết Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền dùng kế đóng cọc ở cửa sông Bạch Đằng, cho quân mai phục ở hai bên bờ. Khi thủy triều lên, Ngô Quyền cho quân ra khiêu chiến, sau đó giả vờ thua, nhử quân Hán vào bên trong bãi cọc. Vừa lúc thủy triều xuống, cọc nhô lên, quân ta đổ ra đánh. Thuyền giặc vướng cọc lại bị đánh từ nhiều phía, tan vỡ. Chủ tướng giặc bị giết.
Nguyền nhân thắng lợi: nghệ thuật chỉ huy quân sự tài giỏi của Ngô Quyền và sự tham gia ủng hộ tích cực của nhân dân.
Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938: kết thúc vĩnh viền ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra một thời đại mới - thời đại độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc.
CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN
CÂU I1ỎI
Trắc nghiệm
Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước câu trả lời đúng
Đặc điểm nổi bật của phong trào đấu tranh từ thế kỉ I đến thế kỉ X là
lực lượng tham gia đông đảo.
phụ nữ lãnh đạo.
c. liên tục và rộng lớn.
D. giành được quyền tự chủ.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra đầu tiên ở
A. Hát Môn.	B. Luy Lâu.
c. CỔ Loa.	D. Mê Linh.
Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là
Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân ta.
Giành được quyền tự chủ trong ba năm. c. Khẳng định vai trò của phụ nữ.
D. Bước đầu xây dựng nền độc lập.
Người đặt Quốc hiệu Vạn Xuân là
A. Trưng Trắc.	B. Khúc Thừa Dụ.
c. Khúc Hạo.	D. Lý Bí.
Người thực hiện những cải cách để xây dựng nền độc lập tự chủ là
A. Khúc Thừa Dụ.	B. Trưng Trắc.
c. Khúc Hạo.	D. Lý Bí.
Sự kiện đánh dấu nhân dân ta cơ bản đã giành được độc lập là
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Khởi nghĩa Lý Bí.
c. Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ.
D. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
Người đã lợi dụng địa hình, địa vật để tổ chức kháng chiến giành thắng lợi là
A. Khúc Thừa Dụ.	B. Dương Đình Nghệ,
c. Lý Bí.	D. Ngô Quyền.
Sự kiện mở đầu cho thời đại mới của dân tộc là
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ. c. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
D. Nước Vạn Xuân thành lập.
Tự luận
Câu 1. Việc thành lập Nhà nước Vạn Xuân có ý nghĩa gì?
Câu 2. Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
Câu 3. Hãy nêu những đóng góp của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Khúc Thừa Dụ và Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc.
II. ĐÁP ÁN
Trắc nghiệm
c 2. A 3. A 4. D 5. c 6. c 7. D 8. A
Tự luận
Câu 1. Việc thành lập Nhà nước Vạn Xuân có ý nghĩa:
Chứng tỏ nước ta có giang sơn, bờ cõi riêng, sánh vai với Trung Quốc và các nước khác, không lệ thuộc Trung Quốc. Việc đặt tên nước Vạn Xuân là thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc.
Câu 2. Xem tiểu mục d, mục 2.
Câu 3.
Đóng góp của Hai Bà Trưng: đánh đổ chính quyền đô hộ nhà Hán, giành được quyền tự chủ trong 3 năm.
Đóng góp của Lý Bí: đánh đổ chính quyền đô hộ nhà Lương, lập nên nước Vạn Xuân.
Đóng góp của Triệu Quang Phục: lãnh đạo kháng chiến chông quân Lương thắng lợi, bảo vệ nền độc lập của nước Vạn Xuân trong một thời gian.
Đóng góp của Khúc Thừa Dụ: đánh đổ ách đô hộ của nhà Đường, giành được quyền tự chủ, tạo điều kiện đế nước ta giành được
quyền tự chủ hoàn toàn vào năm 938.
***■
Đóng góp của Ngô Quyền: đánh tan quân xâm lược Nam Hán, mở ra thời đại độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc.