Học Tốt Lịch Sử 10 Bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa

  • Bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa trang 1
  • Bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa trang 2
  • Bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa trang 3
  • Bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa trang 4
Bài 35. CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ
VÀ Sự BÀNH TƯƠNG THUỘC ĐỊA
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Các nước Anh và Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Nước Anh
Tinh hình kinh tế
Từ cuối thập niên 70, Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp. Tuy nhiên, Anh vẫn đứng đầu thế giới về tài chính, xuất' khẩu tư bản, thương mại, hải quân và thuộc địa.
Các công ti độc quyền ra đời ở hầu hết các ngành công nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.
Nông nghiệp lâm vào khủng hoảng, giai cấp tư sản lao vào buôn bán lương thực, không chú trọng đầu tư vào nông nghiệp.
Tình hỉnh chính trị
Anh là nước quân chủ lập hiến, hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau cầm quyền, cả hai đảng đều bảo vệ quyền lợi giai cấp tư sản.
Giai cấp tư sản Anh tăng cường xâm lược, mở rộng thuộc địa, đặc biệt ở châu Á, châu Phi - chủ nghĩa đế quốc Anh là chủ nghĩa đê quốc thực dân
Nước Pháp
a) Tỉnh hình kinh tế
Từ cuối thập niên 70, tốc độ phát triển công nghiệp chậm lại do: phải bồi thường chiến tranh, nghèo nguyên liệu và nhiên liệu, giai cấp tư sản chú trọng đến xuât khẩu tư bản.
Tuy vậy, công nghiệp Pháp cũng có tiến bộ đáng kể, hệ thống đường sắt lan rộng cả nước, thúc đẩy khai mỏ, luyện kim, thương nghiệp phát triển. Việc cơ khí hóa sản xuất được tăng cường.
Nông nghiệp không có điều kiện sử dụng máy móc và kĩ thuật canh tác mới.
Hình thành các tổ chức độc quyền. Tập trung tư bản ở ngân . hàng cao. Pháp xuất khẩu tư sản dưới hình thức cho vay lấy lãi - chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi. .
b) Tỉnh hình chính trị
Tháng 9 - 1870, nền cộng hòa thứ ba được thiết lập, sau đó chia thành 2 phái: Ôn hòa và Cấp tiến thay nhau cầm quyền.
Đặc điểm của nền cộng hòa Pháp là thường xuyên khủng hoảng.
Cuối thế kỉ XIX, Pháp ráo riết chạy đua vũ trang để trả thù Đức và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa, chủ yếu ở châu Á và châu Phi.
II. Các nước Đức vầ Mỹ cụối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Nước Đức
Tình hình kinh tế
— Sau khi đất nước thống nhất (1871) nền kinh tế Đức phát triển mau lẹ, đến năm 1900 vữơn lên đứng đầu châu Âu, đứng thứ hai thế giới. Nguyên nhân của sự phát triển đó là: thị trường dân tộc thống nhất; tài nguyên dồi dào; tiền bồi thường chiến phí của Pháp; sử dụng thành tựu kĩ thuật mới; nguồn nhân lực dồi dào.
Do tác động của sự phát triển công nghiệp, cơ cấu dân cư giữa thành thị và nông thôn thay đổi. Nhiều thành phô' mới, trung tâm công nghiệp và bến cảng xuất hiện.
Sự tập. trung sản xuất và hình thành các tổ chức độc quyền diễn ra sớm hơn các nước khác. Hình thức- độc quyền phổ biến là Cácten và Xanhđica.
Những tổ chức độc quyền gắn với các ngân hàng thành tư bản tài chính.
Nông nghiệp tiến bộ nhưng chậm.
Tình hỉnh chính trị
Đức là một Liên ban'g theo chế độ quân chủ lập hiến, Hoàng đế đứng đầu có quyền hạn tối cao. Thực chất chế độ chính trị ở Đức
là chế độ bán chuyên chế, áp dụng sự thống trị của Phổ trên toàn nước Đức.
Ráo riết chạy đua vũ trang, công khai đòi chia lại thị trường và thuộc địa. Mâu thuẫn giữa Đức với Anh, Pháp thêm sâu sắc. Chủ nghĩa đế quốc Đức là chủ nghĩa dế quốc quân phiệt, hiếu chiến.
Nước Mĩ
Tình hình ỉiinh tế
Cuối thế kỉ XIX, nền kinh tế Mĩ phát triển, nhanh chóng vươn lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, sản lượng công nghiệp Mĩ bằng 1/2 sản lượng công nghiệp các nước Tây Âu gộp lại, gấp hai lần nước Anh.
Trong nông nghiệp, Mĩ đạt được những thành tựu đáng kể, trở thành vựa lúa và nơi cung cấp thực phẩm cho châu Âu.
Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Mĩ: điều kiện thiên nhiên thuận lợi; tài nguyên khoáng sản phong phú; nguồn lao động dồi dào; tiếp thu thành tựu khoa học - kĩ thuật mới.
Tập trung sản xuất và tư bản diễn ra mạnh mẽ, hình thức độc quyền là tơrớt với nhữrig ông “vua công nghiệp” đồng thời cũng là chủ ngân hàng.
Tình hình chính trị
Hai đảng Cộng hòa và Dân chủ thay nhau cầm quyền, nhưng đều bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản.
Tệ phân biệt chủng tộc đẩy người da đen vào tình cảnh tồi tệ.
Tham vọng bành trướng của Mĩ không kém các đế quốc khác: mỏ' rộng biên giới đến bờ Thái Bình Dương; bành trướng ảnh hưởng ở khu vực Mĩ Latinh; gây chiến tranh với Tây Ban Nha để chiếm Ha Oai, Cuba, Philíppin..., xâm nhập vào thị trường Trung Quốc với chính sách “mở cửa”.
CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN
CÂU HỎI
Trắc nghiệm
Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước câu trả lời đúng 1. Nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu tư bản là
A. Anh.	B. Pháp.	c. Đức.	D. Mĩ.
ơ Anh, tập trung tư bản cao nhất trong lĩnh vực nào?
A. Dệt.	B. Ngân hàng.
c. Luyện kim.	D. Khai thác than.
Nước Pháp đứng thứ hai thế giới về
A. luyện kim.	B. sản xuất nông nghiệp,
c. hệ thông thuộc địa.	D. khai thác than.
Đến cuối thế kỉ XIX sản xuất công nghiệp của Pháp đứng thứ mấy trên thế giới?
A. Thứ nhất. B. Thứ hai. c. Thứ ba. D. Thứ tư.
Đến năm 1900, nước Đức đứng đầu châu Âu về
A. sản lượng công nghiệp.	B. xuất khẩu tư bản.
c. hệ thống thuộc địa.	D. tài chính.
Cácten và Xanhđica là hình thức độc quyền phổ biến ở
c. Pháp.
D. Anh.
A. Mĩ.	B. Đức.
D. Đức.
Tờ rớt là hình thức độc quyền ở
A. Pháp.	B. Anh.	c. Mĩ.
D. Mĩ.
Chính sách “mở cửa” đối với Trung Quốc là của
A. Anh.	B. Pháp.	c. Đức.
Tự luận
Câu 1. Vì sao nói chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân” và chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”?
Câu 2. Trình bày những nét lớn về tình hình kinh tế nước Đức và nước Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
•II. ĐÁP ÁN
Trắc nghiệm
1. A 2. B 3. c 4. D 5. A 6. B 7. c 8. D.
Tự luận
Câu 1.
Nói chủ nghĩa đế quốc Anh là chủ nghĩa đế quốc thực dân vì:
Anh có hệ thống thuộc địa rải hầu khắp địa cầu, chiếm 1/4 diện tích đất và 1/4 dân số thế giới. Đối với đế quốc Anh, việc bóc lột hệ thông thuộc địa có một tầm quan trọng đặc biệt.
Nói chủ nghĩa đê quốc Pháp là chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi vì:
Giai cấp tư sản đã xuất khẩu tư bản ra nước ngoài dưới hình thức cho vay lấy lãi.
Câu 2. Dựa vào mục 1, 2, phần II.