Học Tốt Lịch Sử 10 Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến

  • Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến trang 1
  • Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến trang 2
  • Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến trang 3
  • Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến trang 4
TRUNG QUỐC THÔI PHONG KlẾN
Bài 5. TRUNG Quốc THỜI PHONG KIEN
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Trung Quốc thời Tần, Hán
Sự hình thành chế độ phong kiến
Các giai cấp mới: địa chủ, nông dân tự canh, nông dân lĩnh canh. Quan hệ bóc lột địa tô hình thành.
Năm 221 TCN nhà Tần thống nhất Trung Quốc.
— Năm 206 TCN Lưu Bang lập ra nhà Hán.
Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần Hán
— Ớ Trung ương: Hoàng đế đứng đầu có quyền lực tuyệt đổi, dưới có Thừa tướng đứng đầu quan văn, Thái úy đứng đầu quan võ.
Ớ địa phương: Thái thú đứng đầu quận, Huyện lệnh đứng đầu huyện.
Tuyển dụng quan lại bằng tiến cử.
Chính sách xâm lược: chiếm thượng lưu sông Hoàng, vùng Trường Giang, xâm lược Triều Tiên, chiếm đất đai của người Việt cổ.
Sự phát triển của chế độ phong kiến đười thời Đường
Về kinh tế
Thi hành chính sách quân điền, áp dụng kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất, chọn giống, xác định thời vụ. Nhờ vậy sản lượng lương thực tăng.
Thủ công nghiệp và thương nghiệp thịnh đạt, các xưởng thủ công chuyên rèn sắt, đóng thuyền có hàng chục người làm, “Con
. đường tơ lụa” được thiết lập.
Về chính trị
Hoàn chỉnh bộ máy chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Những người thân tín hoặc trong thân tộc giữ chức Tiết độ sứ.
— Tuyển dụng quan lại bằng khoa cử.
Xâm lược mở rộng lãnh thổ, trở thành đế quốc phong kiến.
Mâu thuẫn xã hội làm bùng nổ khởi nghĩa nông dân - nhà Đường sụp đổ.
Trung Quốc thời Minh, Thanh
Thời Minh (1368 - 1644)
Năm 1368, Chu Nguyên Chương lập ra nhà Minh.
Mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện:
+ Công trường thủ công xuất hiện, quan hệ chủ - người làm thuê.
+ Trong nông nghiệp có hình thức bỏ vốn trước, thu mua sản
phẩm sau.
+ Thương nghiệp phát triển, thành thị mở rộng và phồn thịnh.
Về chính trị: tập trung quyền lựe vào tay nhà vua - bỏ chức Thừa tướng, Thái úy, lập 6 bộ.
Khởi nghĩa nông dân do Lý Tự Thành lãnh đạo làm nhà Minh sụp đổ.
Thời Thanh (1644 - 1911)
Bộ tộc Mãn Thanh đánh bại Lý Tự Thành lập ra nhà Thanh.
Chính sách thống trị.
+ Đối nội: áp bức, chia rẽ dân tộc.
+ Đối ngoại: bế quan tỏa cảng.
Cách mạng Tân Hợi (1911) lật đổ nhà Thanh.
Vãn hóa Trung Quốc thời phong kiến
Tư tưởng, tôn giáo
Nho giáo: do Khổng Tử khởi xướng, trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc, về sau, Nho giáo trở nên bảo thủ, lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Phật giáo: cũng thịnh hành, nhất là dưới thời Đường.
Sử học
Thời Tây Hán: có Tư Mã Thiên với bộ sử kí.
Thời Đường: có cơ quan biên soạn lịch sử của Nhà nước.
Văn học
Thơ phát triển mạnh nhất dưới thời Đường. Các nhà thơ nổi tiếng là Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị.
Tiểu Thuyết: phát triển dưới thời Minh - Thanh: Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng Lâu mộng của Tào Tuyết cần.
Khoa học - kĩ thuật
Đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực Toán học, Thiên văn học, Y dược...
— Có 4 phát minh quan trọng là giấy, kỹ thuật in, la bàn và thuôc nổ.
Kiến trúc nghệ thuật
Trường Thành, Cung điện, Tượng Phật.
CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN
CÂU IIỎI
Trắc nghiệm
Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước câu trả lời đúng.
Thời Tần, Hán, Thừa tướng đứng đầu
A. hệ thống quan lại.	B. các quan văn.
c. các quan võ.	D. các dại thần.
Thời Tần, Hán tuyển chọn quan lại bằng
A. tiến cử.	B. khoa cử.
c. dòng dõi.	D. tiến cư và dòng dõi.
Thời Đường tuyển chọn quan lại bằng
A. dòng dõi và khoa cử.	B. khoa cử.
c. dòng dõi.	D. tiến cử.
Chế độ quân điền được ban hành dưới thời
c. Minh.
D. Đường.
B. đứng đầu huyện.
D. đứng đầu quan văn.
A. Tần.	B. Hán.
Tiết độ sứ là chức quan A. đứng đầu quận, c. đứng đầu quan võ.
“Con đường tơ lụa” được hình thành dưới thời
A. Tần.	B. Minh.	c. Thanh. D. Đường.
Các triều đại phong kiến Trung Quốc có một điểm chung là
A. quan tâm đến sản xuất.	B. củng cố nền thống trị.
c. xâm lược mở rộng lãnh thổ.	D. phát triển thủ công nghiệp.
Người đặt nền móng cho ngành Sử học Trung Quốc là
A. Đỗ Phủ.	B. La Quán Trung.
c. Chu Nguyên Chương.	D. Tư Mã Thiên. 4
Tự luận
Câu 1. Chế độ phong kiến Trung Quốc được hình thành như thê' nào?
Câu 2. Vẽ sơ đồ chính quyền Trung ương thời Tần, Hán và sơ đồ chính quyền Trụng ương thời Minh.
ĐÁP ÁN
Trắc nghiệm
B 2. A 3. B 4. D 5. A 6. D 7. c 8. D.
Tự luận
Câu 1.	•	'
- Năm 221 TCN, nhà Tần thống nhất Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng là vị vua khởi đầu việc xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến tập quyền.
Dười thời Tần, các giai cấp mới hình thành. Quan lại và những người có nhiều ruộng đất trở thành địa chủ. Một bộ phận nông dân giàu cũng trở thành địa chủ, một số khác còn giữ được ruộng đất cày cấy gọi là nông dân tự canh, một bộ phận nông dân không có ruộng đất phải nhận ruộng đất của địa chủ để cày cấy gọi là nông dân lĩnh canh. Khi nhận ruộng họ phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ gọi là địa tô. Như vậy, địa chủ bóc lột nông dân lĩnh canh (tá điền) bằng địa tô. Quan hệ bóc lột địa tô đã thay thế cho quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã - chể độ phong kiến được xác lập.
Câu 2.
Sơ đồ chính quyền Trung ương thời Tần, Hán: