Học Tốt Lịch Sử 10 Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông

  • Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông trang 1
  • Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông trang 2
  • Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông trang 3
  • Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông trang 4
XÃ HỘI CỐ ĐẠI
Bài 3. CÁC QUỐC GIA cổ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG KIẾN THỨC Cơ BẢN
Điều kiện tự nhiên và sit phát triển của các ngành kinh tê
Điều kiện tự nhiên
Lưu vực những dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi.
Thuận lợi: nhiều đất canh tác, đất phù sa màu mỡ và mềm, công cụ bằng gỗ cũng canh tác được, mùa màng bội thu.
Khó khăn: dễ bị lũ lụt.
Sự phát triển của các ngành kinh tế
Nồng nghiệp là chủ yếu.
Các hoạt động kinh tế khác:
+ Chăn nuôi gia súc.
+ Các nghề thủ công: làm gốm, dệt vải.
+ Trao đổi sản phẩm giữa vùng này với vùng khác.
Sự hình thành các quốc gia cổ đại
Cơ sở hình thành: sản xuất phát triển, xã hội phân hóa thành kẻ giàu người nghèo, giai cấp xuất hiện, từ đó Nhà nước ra đời.
Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành từ thiên niên kỉ thứ IV - III TCN.
Xã hội cổ đại phương Đông
Xã hội cổ đại phương Đông có ba tầng lớp: nông dân công xã, quý tộc và nô lệ.
Vai trò của nông dân công xã (bộ phận đông đảo nhất):
+ Nhận ruộng đất để canh tác.
+ Hợp tác với nhau để làm thủy lợi, thu hoạch.
+ Tự nuôi sống gia đình.
+ Đóng thuế cho nhà nước, quan lại địa phương, xây dựng đền miếu...
Quý tộc gồm quan lại, chủ ruộng đất, tăng lữ, có nhiều của cải và quyền thế. Họ sống giàu sang do bóc lột, bổng lộc và do chức vụ mang lại.
Nô lệ có nguồn gốc là tù binh, người nghèo mắc nợ không trả được. Họ làm các việc nặng nhọc và hầu hạ quý tộc.
Chế độ chuyên chế cổ đại
Nhà nước hình thành từ liên minh bộ lạc, do nhu cầu trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi, nhà nước ra đời. Nhà nước đó là nhà nước chuyên chế Trung ương tập quyền, đứng đầu là Vua.
Vua tự coi là đại diện thần thánh ở dưới trần gian, người chủ tối cao của đất nước, tự quyết định mọi chính sách, công việc — Vua chuyến chế.
Vua dựa vào quý tộc và tôn giáo để bắt mọi người phục tùng.
Chế độ nhà nước do vua đứng đầu có quyền lực tối cao gọi là chế độ chuyên chế cổ đại.
Văn hóa cổ đại phương Đông
Sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn học
Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, Lịch và Thiên văn học ra đời.
Việc tính lịch chỉ đúng tương đốì, nhưng nông lịch thì có tác dụng ngay đốì với việc gieo trồng.
Người ta đã tính được một năm có 365 ngày chia thành 12 tháng, một ngày có 24 giờ.
Chữ viết
— Do nhu cầu ghi chép và lưu giữ, chữ viết ra đời.
Dạng chữ chủ yếu là tượng hình, sau đó là tượng ý, tượng thanh.
Chữ viết là một phát minh lớn và cũng là biểu hiện đầu tiên và cơ bản của văn minh loài người.
Người Ai Cập viết trên giấy Papyrút, người Lưỡng Hà viết trên đất sét rồi đem phơi khô, người Trung Quốc viết trên mai rùa, xương thú, thẻ tre.
Toán học
— Do nhu cầu tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi ngập nước, tính toán trong xây dựng, toán học ra đời.
+ Thành tựu: Người Ai Cập tính được số pi bằng 3,16, diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu. Người Lưỡng Hà làm .được các phép tính cộng trừ nhân chia đến một triệu. Người Ân Độ phát minh số 0.
+ Tác dụng: để lại nhiều kinh nghiệm, chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn về sau.
Kiến trúc
Thời cổ đại, người ta xây đựng nhiều công trình lớn: Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ân Độ, thành Ba bi lon ở Lưỡng Hà...
Những công trình cổ xưa này là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.
CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN
CÂU HỎI
Trắc nghiệm
Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước câu trả lời đúng.
Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời ở A. lưư vực sông Nin.
È. lưư vực những dòng sông lớn. c. lưu vực Hoàng Hà, Trường Giang.
D. vùng ven biển.
Để trồng trọt được cư dân phương Đông cổ đạị phải làm gì?
A. Làm thủy lợi.	B. Đắp đê.
c. Đào kênh.	D. Đào hồ chứa nước.
Cư dân phương Đông cổ đại sông chủ yếu bằng
A. chăn nuôi.	B. các nghề thủ công,
c. nông nghiệp.	D. trồng trọt, chăn nuôi.
Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành từ bao giờ?
Thiên niên kỉ thứ III - II TCN.
Thiên niên kỉ thứ III TCN. c. Thiên niên kỉ thứ IV TCN.
D. Thiên niên kỉ thứ IV - III TCN.
Bộ phận đông đảo nhất trong xã hội cổ đại phương Đông là
A. nông dân công xã.	B. nô lệ.
c. quý tộc.	D. tăng lữ.
Nhà nước ở các nước phương Đông cổ đại là nhà nước
chuyên chế.
dân chủ chủ nô.
c. chuyên chế Trung ương tập quyền.
D. quân chủ chuyên chế.
Bộ máy hành chính giúp việc cho vua ở các quốc gia cổ đại phương Đông gồrn
nông dân công xã và quý tộc.
các tầng lớp trong xã hội. c. toàn quý tộc.
D. toàn tăng lữ.
Thành tựu văn hóa có ý nghĩa quan trọng nhất của cư dân cổ đại phương Đông là
A. kiến trúc.	B. lịch và thiên văn học.
c. toán học.	D. chữ viết.
Tự luận
Câu 1. Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu và từ - bao giờ?
Câu 2. Em hiểu thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông?
ĐÁP ÁN
Trắc nghiệm
1. B 2. A 3. C 4. D 5. A 6. C 7. C 8. D.
Tự luận
Câu 1. Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành trên lưu vực những dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi. Đó là: Sông Nin ở Ai Cập; Ơphơrát và Tigơrơ ở Lưỡng Hà; sông Ân, sông Hằng ở An Độ; Hoầng Hà ở Trung Quốc.
- Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành từ thiên niên kỉ thứ IV đến III TCN.
Câu 2. Chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông là chế độ nhà nước trong đó vua là người đứng đầu, có quyền lực tối cao.