Học Tốt Lịch Sử 10 Bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX

  • Bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX trang 1
  • Bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX trang 2
  • Bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX trang 3
  • Bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX trang 4
Bài 33. HOÀN THÀNH CÁCH MẠNG Tư SẢN ở CHÂU Âu
VÀ MĨ GIỮA THẾ KỈ XIX
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Cuộc đấu tranh thống nhất Đức
Tình hình nước Đức trước khi thống nhất:
+ Đến giữa thế kỉ XIX, kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phát triển nhanh chóng, Đức trở thành nước công nghiệp.
+ Nhiều quý tộc chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, tầng lớp Gioong ke ra đời.
+ Nước Đức bị chia xẻ, cản trở đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Yêu cầu thống nhất đất nước trở nên cấp thiết.
Con đường thông nhất đất nước:
Giai cấp tư sản ủng hộ quý tộc quân phiệt phổ - đại diện là Bixmác dùng vũ lực thống nhất đất nước - “từ trên xuống”
Diễn biến quá trình thông nhấtỉ
+ Năm 1864 tấn công Đan Mạch
+ Năm 1866 gây chiến tranh với Áo rồi thành lập Liên bang Bắc Đức (1867).
+ Thắng Pháp trong chiến tranh Pháp - Phổ 1870 - 1871, Bixmác thu phục các bang miền Nam, hoàn thành thông nhất đất nước. Ngày 18 - 1 - 1871, Đế chế Đức thành lập.
Cuộc đấu tranh thống nhất Italia
Tình hình nước Italia trước khi thống nhất
+ Bị chia xẻ thành 7 vương quốc, chịu sự khống chế của Áo.
+ Hầu hết đều lạc hậu, kinh tế chậm phát triển.
+ Vương quốc Piêmôntê giữ được độc lập và có nền kinh tế tư bản
chủ nghĩa phát triển.
Yêu cầu giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước trở nèn cấp thiết.
Diễn biến quá trình thống nhất:
+ Tháng 4 - 1859, liên minh với Pháp chống Áo, tháng 3 - 1860 các vương quốc miền Trung sáp nhập vào Píêmôntê.
+ Tháng 4 - 1960, nhân dân đảo Xixilia khởi nghĩa, được sự giúp sức của đội quân “Áo đỏ” do Garibanđi chỉ huy đã giải phóng miền Nam và sáp nhập vào Piêmôntê - vương quôc Italia thành lập.
+ Năm 1860, liên minh với Phổ chống Áo, giải phóng Vênêxia.
+ Năm 1870, Pháp thất bại trong chiến tranh Pháp - Phổ, Italia thu hồi Rôma.
Nội chiến ở Mĩ
Tình hình nước Mĩ giữa thế kỉ XIX:
+ Lãnh thổ kéo dài tới bờ Thái Bình Dương gồm 30 bang.
+ Kinh tế phát triển theo hai con đường: miền Bắc phát triển công nghiệp tư bản chủ nghĩa, miền Nam dựa vào kinh tế đồn điền, bóc lột sức lao động của nô lệ
+ Năm 1850, công nghiệp Mĩ đứng thứ tư thế giới
Chế độ nô lệ cản trở sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa. Mâu thuẫn giữa tư sản và trại chủ miền Bắc với chủ nô miền Nam ngày càng gay gắt.
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nội chiến:
+ Lincôn đại diện Đảng Cộng hòa đắc cử Tổng thông, đe dọa quyền lợi của chủ nô miền Nam.
+ 11 bang miền Nam tách khỏi Liên bang, thành lập Hiệp bang riêng, chuẩn bị lực lượng chống lại chính quyền Trung ương.
Diễn biến cuộc nội chiến:
+ Ngày 12 - 4 - 1861, nội chiến bùng nổ. Giữa năm 1862, Lincôn kí sắc lệnh cấp đất miền Tây cho dân di cư.
+ Ngày 1 - 1 - 1863, Lincôn ban hành sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ, nông dân được cấp đất tham gia quân đội, sức mạnh quân đội Liên bang được tăng lên.
+ Ngày 9 - 4 - 1865, nội chiến kết thúc với thắng lợi thuộc về quân đội Liên bang.
Kết quả của nội chiến:
+ Là cuộc cách mạng tư sản lần thứ hai ở Mĩ.
+ Xóa bỏ chế độ nô lệ, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Mĩ phát triển.
+ Nền kinh tế Mĩ vươn lên mạnh mẽ sau nội chiến.
CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN
CÂU HỎI
Trắc nghiệm
Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước câu trả lời đúng.
Trở ngại lớn nhất cho sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đức là
đất nước bị chia xẻ.
giai cấp tư sản còn yếu.
c. giai cấp vô sản chưa trưởng thành.
D. chính sách của Pháp.
Gioong ke là
A. quý tộc.	B. quý tộc	quân	phiệt,
c. quý tộc tư sản hóa.	D. tư sản.
Năm 1864, Bixmác gây chiến tranh chống
A. Đan Mạch.	B. Áo, Đan Mạch,
c. Pháp.	D. Áo.
Lễ thành lập Đế chế Đức được tổ chức ở đâu?
A. ở Đức.	B.	ở Áo.	c.	Ở Pháp.	D.	ở Đan Mạch.
Vương quốc có vai trò lớn nhất trong cuộc đấu tranh thống nhất Italia là
A. Piêmôntê.	B.	Vênêxia.	c.	Napôli.	D.	Lômbácđia.
Vùng lãnh thổ cuối cùng sát nhập vào Italia là
A. Rôma.	B.	Vênêxia.	c.	Napôli.	D.	Lômbácđia.
Sự phát triển của chủ	nghĩa tư bản ở	Mĩ bị cản trở là	do
A. kĩ thuật lạc hậu.	B. chế độ nô lệ.
c. kinh tế phát triển theo vùng. D. kinh tế trại chủ nhỏ.
Sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lộ được Lincôn kí vào thời gian nào?
A. Giữa năm 1862.	B. Ngày 12 - 4 - 1961.
c. Ngày 9 - 4 - 1965.	D. Ngày 1 - 1 - 1863.
Tự luận
Câu 1. Tại sao nói: Sự nghiệp thống nhất Đức, Italia và nội chiến ở Mĩ mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản?
Câu 2. Hãy cho biết hệ quả của cuộc đâu tranh thông nhất Đức, thốngr nhất Italia đốì với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
II. ĐÁP ÁN
Trắc nghiệm
A 2. c 3. D 4. c 5. A 6. A 7. B 8. D.
Tự luận
Câu 1. Nói sự nghiệp thống nhất Đức, Italia và nội chiến ở Mĩ mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản vì:
+ Gạt bỏ những trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản.
+ Khẳng định vai trò lãnh đạo của giai câp tư sản.
Câu 2. Hệ quả của cuộc đấu tranh thống nhất Đức và thống nhất Italia là: sau khi đất nước thống nhất, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ.