Học Tốt Lịch Sử 10 Bài 11: Tây Âu thời kì trung đại

  • Bài 11: Tây Âu thời kì trung đại trang 1
  • Bài 11: Tây Âu thời kì trung đại trang 2
  • Bài 11: Tây Âu thời kì trung đại trang 3
  • Bài 11: Tây Âu thời kì trung đại trang 4
  • Bài 11: Tây Âu thời kì trung đại trang 5
Bài 11. TÂY ÂU THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI
KIẾN THỨC Cơ BẢN
1. Những cuộc phát kiến địa lí
Nguyên nhân:
+ Sản xuất phát triển, nhu cầu hương liệu, vàng bạc thị trường ngày một tăng.
+ Con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải đã bị người Á Rập chiếm.
* Yêu cầu phải tìm con đường mới - đường biển.
Điều kiện: khoa học kĩ thuật, đặc biệt là ngành hàng hải đã có những bước tiến quan trọng: la bàn, tàu Caraven...
Những cuộc phát kiến địa lí lớn:
+ Năm 1487, B.Điaxơ đi vòng qua cực nam châu Phi - mũi Hảo vọng.
+ Tháng 8 - 1492 C.Côlômbô đến được vùng biển Caribê - phát
hiện ra châu Mĩ.
+ Tháng 7 - 1497 Vaxcô đơ Gama đến được Calicút thuộc bờ Tây Nam Ân Độ.
+ Năm 1519 - 1523 Ph. Magienlan đi vòng quanh thế giới bằng đường biển.
Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí:
+ Khẳng định Trãi Đất hình cầu.
+ Hiểu biết thêm những con đường mới, vùng đất mói, dân tộc mới, kiến thức mới, tăng cường giao lưu văn hóa giữa các châu lục.
+ Thị trường thế giới mở rộng, hàng hải phát triển.
+ Thúc đẩy quá trình khủng hoảng tan rã của quan hệ phong kiên
và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
Quá trình tích lũy ban đầu tạo ra hai yếu tô' là vốn và nhân công
+ Vốn: giai cấp tư sản cướp bóc thực dân.
+ Nhân công: bần cùng hóa nông dân và thợ thủ công, biến họ thành những người tay trắng phải đi làm thuê.
Những hình thức kinh tế tư bản chủ nghĩa:
+ Công trường thủ công: sản xuất theo dây chuyền, chuyên môn hóa, quan hệ chủ - thợ.
+ Đồn điền (hay trang trại): người lao động làm côíig ăn lương - công nhân nông nghiệp, chủ ruộng đất trở thành quý tộc mới.
+ Công ti thương mại: thay thế thương hội, xuất hiện tầng lớp đại phú thương - Tư bản thương mại.
+ Xã hội Tây Âu hình thành hai giai cấp mới là tư sản và vô sản.
Phong trào văn hóa phục hưng
Nguyên nhân:
+ Giai cấp tư sản ra đời, có thế lực về kinh tế nhưng chưa có địa vị xã hội tương ứng.
+ Giáo lí Kitô giáo mang nặng những quan điểm lỗi thời của xã hội phong kiến.
+ Cuộc đấu tranh chông phong kiến của giai cấp tư sản trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng - Phong trào Văn hóa phục hưiìg.
Văn hóa phục hưng:
+ Phục hưng tinh thần của nền văn hóa cổ Hi Lạp - Rôma.
+ Sáng tạo nền văn hóa mới của giai cấp tư sản.
Sự tiến bộ vượt bậc của khoa học - kĩ thuật, sự phát triển phong phú về văn học và sự nở rộ các tài năng.
Đặc điểm của phong trào Văn hóa phục hưng:
+ Iuên án nghiêm khắc giáo hội, tấn công vào trật tự xã hội phong kiến.
+ Đề cao giá trị con người và cá nhân, xây dựng thế giới quan tiến bộ - Ý nghĩa:
Đây là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến. Nó cổ vũ, mở đường cho văn hóa châu Âu phát triển hơn.
Cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân
Cải cách tôn giáo
Nguyên nhân: Giáo hội là chỗ dựa vững chắc của chế độ phong kiến, chi phôi đời sống tinh thần của xã hộị, ngăn cản, chống lại các phong trào của giai cấp tư sản. Cuộc đấu tranh chống phong kiến làm bùng lên ngọn lửa của phong trào cải cách tôn giáo.
Nội dung của phong trào cải cách tôn giáo:
+ Trở lại Ki tô giáo nguyên thủy.
+ Bãi bỏ những thủ tục, lễ nghi phiền toái.
Tác động:
+ Tôn giáo phân làm hai: Ki tô giáo (Cựu giáo) và đạo Tin lành (Tân giáo).
+ Thúc đẩy, châm ngòi cho khởi nghĩa nông dân.
Chiến tranh nông dân Đức
Nguyên nhân:
+ Kinh tế thấp kém, chế độ phong kiến bảo thủ.
+ Nông dân bị áp bức bóc lột nặng nề nên tiếp thu tư tưởng cải cách tôn giáo của Luthơ.
Diễn biến:
Phong trào bùng nổ năm 1524, lãnh tụ là Tô mát Muynxe. Phong trào đã giành được thắng lợi bước đầu. Quý tộc và tăng lữ dốc lực lượng đàn áp, phong trào nông dân bị tổn thất nặng nề.
Ý nghĩa:
Thể hiện tinh thần đấu tranh quyết liệt và khí phách anh hùng của nông dân Đức. Nó cũng báo hiệu sự khủng hoảng suy vong của chế độ phong kiến.
CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN
CÂU HỎI
Trắc nghiệm
Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước câu trả lời đúng
Nước đi tiên phong trong các cuộc thám hiểm bằng đường biển là
A. Anh.	B. Pháp.	c. Bồ Đào Nha.	D. Đức.
Sự kiện nổi bật nhất của lịch sử phát kiến địa lí là
Côlômbô phát hiện ra châu Mĩ.
Magienlan vòng quanh thế giới bằng đường biển, c. Vaxcô đơ Gama đến được Cahcút.
D. BĐiaxơ vòng quanh điểm cục nam châu Phi.
Ai đã đặt tên Thái Bình Dương?
B. Vaxcô đơ Gama. D. Côlômbô.
B. Magienlan. D. B. Điaxơ.
A. B. Điaxơ. c. Magienlah.
Ai đã đặt tên mũi Bão Tố?
A. Vaxcô đơ Gama. c. Côlômbô.
Hệ quả về mặt khoa học của các cuộc phát kiến địa lí là
hiểu chính xác hơn về Trái Đất.
mở ra con đường mới.
c. phát hiện những vùng đất mới.
D. hàng hải quốc tế phát triển.
Số vốn ban đầu mà giai cấp tư sản có được là do
phát triển thủ công nghiệp.
buôn bán.
c. cướp bóc thực dân.
D. mở rộng kinh doanh.
Phong trào Văn hóa phục hưng bắt đầu từ
A. Pháp.	B. Italia.	c. Thụy Sĩ. D. Đức.
Phong trào cải cách tôn giáo diễn ra trước tiên ở
A. Đức và Hà Lan.	B. Thụy Sĩ và Hà Lan.
c. Đức và Pháp.	D. Đức và Thụy Sĩ.
Tự luận
Câu 1. Nêu hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí.
Câu 2. Tại sao thời hậu kì trung đại, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở Tây Âu?
ĐÁP ÁN
Trắc nghiệm
c 2. A 3. c 4. D 5. A 6. c 7. B 8. D
Tự luận
Câu 1. Dựa vào ý 4 của mục 1.
Câu 2. Thời hậu kì trung đại, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở Tây Âu vì:
Sau các cuộc phát kiến địa lí, kinh tế châu Âu phát triển nhanh. Quý tộc và thương nhân châu Âu ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên của châu Mĩ, châu Phi và châu Á. Nhờ đó họ tích iũy được số vốn ban đầu. Đồng thời họ còn dùng bạo lực tước đoạt ruộng đất của nông dân, biến họ thành những người tay trắng phải đi làm thuê. Thế là giai cấp tư sản đã có cả vốn và nhân công. Những hình thức kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện.