Học Tốt Lịch Sử 10 Bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)

  • Bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) trang 1
  • Bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) trang 2
  • Bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) trang 3
  • Bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) trang 4
Bài 15. THỜI BẮC THUỘC VÀ CÁC cuộc
ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỌC LẬP DÂN TỌC
(Từ thế kĩ II TCN đến đầu thế kỉ X)
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Chế độ cai trị ciia các triều đạỉ phong kiến phương Bắc và những chuyển biến trong kỉnh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam
1. Chế độ cai trị
Tổ chức bộ máy cai trị
Phong kiến phương Bắc chia đất Âu Lạc cũ thành quận, huyộn, cử quan cai trị tới câp huyện.
Mục đích: sáp nhập Âu Lạc cũ vào lãnh thổ của chúng.
Chính sách bóc lột về kinh tế và đồng hóa về văn hóa
Về kinh tế
+ Thi hành chính sách bóc lột, cống nạp, nặng nề.
+ Cướp ruộng đất, thực hiện chính sách đồn điền.
+ Nắm độc quyền muối và sắt.
+ Quan lại tham ô, bạo ngược, ra sức bóc lột nhân dân.
về văn hóa:
+ Truyền bá Nho giáo vào nước ta.
+ Bắt nhân dân ta theo phong tục của người Hán.
Những chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội
Về liinh tế
Công cụ bằng sắt đã phổ biến, diện tích trồng trọt được mở rộng, các công trình thủy lợi được xây dựng.
Các nghề thu công rèn sắt, làm đồ trang sức phát triển. Một số nghề thủ công mới ra đời như làm giấy, thủy tinh.
Hình thành mạng lưới giao thông thủy bộ.
Về văn hóa, xã hội
Văn hóa: tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hóa Trung Hoa như ngôn ngữ, văn tự, tiếng Việt và các phong tục tập quán vẫn được bảo tồn.
Xã hội: mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ bao trùm trong xã hội. Làng xóm trỏ' thành nơi xuất phát các cuộc đấu tranh.
CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN
CÂU HỎI
Trắc nghiệm
Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước câu trả lời đúng
Chính quyền đô hộ nắm độc quyền những loại sản phẩm nào?
A. Ngọc trai.	B. Muối và sắt.
c. Ngà voi.	D. Trầm hương.
Các triều đại phong kiến phương Bắc truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta theo phong tục tập quán của người Hán để làm gì?
A. Đồng hóa dân tộc.	B. Dễ cai trị.
c. Dễ bóc lột.	D. Dễ đàn áp.
Chính sách cai trị nham hiểm nhất của chính quyền đô hộ phương Bắc là
A. bóc lột kinh tế.	B. cướp ruộng" đất.
c. bắt công nạp.	D. đồng hóa dân tộc.
Chính sách kinh tế nham hiểm nhất của chính quyền đô hộ là
A. cống nạp.	B. lập đồn điền.
c. nắm độc quyền muối và sắt. D. đánh thuế nặng.
Thời Bắc thuộc, nghề thủ công mới của nhân dân ta là
A. làm giấy.	B. làm đồ trang sức.
c. luyện kim.	D. làm giấy, thủy tinh.
Những yếu tố tích cực của văn hóa Trung Hoa mà nhâri dân ta tiếp thu là
A. ngôn ngữ, văn tự.	B. phong tục tập quán,
c. ngôn ngữ.	D. văn tự.
Tự luận
Câu 1. Trình bày những chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.
Câu 2. Nêu những chuyển biến về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta thời Bắc thuộc.
II. ĐÁP ÁN
Trắc nghiệm
1. B 2. A 3. D	4. c	5. D	6. A
Tự luận
Câu 1. Chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc:
Về chính trị: chia đất Âu Lạc cũ thành quận, huyện, cử quan cai trị đến cấp huyện.
Về kinh tế: thi hành chính sách bóc lột, công nạp nặng nề, nắm độc quyền muối và sắt, quan lại ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu.
Về vãn hóa: truyền bá văn hóa Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán.
Các chính sách của chính quyền đô hộ nhằm sáp nhập lãnh thổ Âu Lạc cũ vào lãnh thổ của chúng và đồng hóa dân tộc ta.
Câu 2. Những biến chuyển về kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta thời Bắc thuộc
Chuyển biến kinh tế: công cụ bằng sắt được sử dụng phổ biến, công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt được đẩy mạnh,, các cổng trình thủy lợi được xây dựng. Nhờ thế, năng suất lao động tăng hơn trước.
Chuyển biến về văn hóa, xã hội:
+ Nhân dân ta tiếp thu những yếu tố tích cực của vân hóa Trung Hoa như ngôn ngữ, văn tự, tiếng Việt và những phong tục tập quán vẫn được bảo tồn, duy trì. Nhân dân ta không bị đồng hóa.
+ Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ. Làng xóm là nơi xuất phát các cuộc đấu tranh giành độc lập.