Học Tốt Lịch Sử 10 Bài 2: Xã hôi nguyên thủy

  • Bài 2: Xã hôi nguyên thủy trang 1
  • Bài 2: Xã hôi nguyên thủy trang 2
Bài 2. XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Thị tộc và bộ lạc
Thị tộc và bộ lạc
Thị tộc là một nhóm người khoảng 10 - 15 gia đình, gồm 2-3 thế hệ già, trẻ cùng có chung đòng máu.
Bộ lạc là tập hợp một số thị tộc, sông cạnh nhau, có họ hàng với nhau và có cùng một nguồn gốc tổ tiên xa xôi.
Tổ chức và thị tộc
Quan hệ xã hội: bình đẳng giữa mọi thành viên, con cháu biết tôn kính, vâng lời ông bà, cha mẹ. Đứng đầu thị tộc là tộc trưởng.
Quan hệ kinh tế: có sự phân công lao động phù hợp, mọi người đều phải lao động. Đó là sự hợp tác lao động, về mặt hưởng thụ thì bằng nhau.
Đặc điểm nổi bật của thị tộc là tính cộng đồng - mọi của cải, mọi sinh hoạt được coi là của chung, việc chung, làm chung, ăn chung...
Buổi đầu của thời đại kim khí
Sự xuất hiện công cụ kim khí
Khoảng 5500 năm trước con người phát hiện ra đồng đỏ.
Khoảng 4000 năm trước con người phát hiện ra đồng thau.
Khoảng 3000 năm trước con người phát hiện ra sắt.
Hệ quả kinh tế của công cụ bằng kim khí
Cải thiện điều kiện lao động (đỡ nặng nhọc, vất vả)
Hiệu suất, năng suất lao động cao.
Thêm nhiều ngành sản xuất.
Tạo ra một lượng sản phẩm thừa thường xuyên.
Sự xuất hiện tư hữu và xã hội có giai cấp
Một số người lợi dụng chức quyền chiếm một phần của chung làm của riêng - tư hữu xuất hiện.
Gia đình phụ hệ xuất hiện.
Giai câp xuất hiện - xã hội thị tộc, bộ lạc tan rã.
CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN
CÂU HỎI
Trắc nghiệm
Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước câu trả lời đúng
Tổ chức xã hội của Người tinh khôn là gì?
A. Gia đình phụ hệ.	B. Bộ lạc.
c. Bầy người nguyên thủy.	D. Thị tộc.
Do trình độ lao động và yêu cầu công việc, người nguyên thủy phải
A. hợp tác lao động.	B. làm chung.
c. hưởng thụ bằng nhau.	D. làm chung, ăn chung.
Nói đến tính cộng đồng của xã hội nguyên thủy người ta dùng cụm từ
A. hợp tác lao động.	B. hưởng thụ bằng nhau.
c. nguyên tắc vàng.	D. của chung.
Cư dân ở đâu biết sử dụng đồ đồng sớm nhất?
A. Tây Á.	B. Ai Cập, Tây Á.
c. Ai Cập.	D. Trung Quốc.
Cư dân ở đâu biết dùng đồ sắt đầu tiên?
A. Nam Âu. ■	B. Ai Cập.
c. Tây Á.	D. Tây Á, Nam Âu.
Cuộc cách mạng trong sản xuất thời nguyên thủy là
A. chế tạo cung tên.	B. trồng trọt, chăn nuôi,
c. công cụ bằng kim khí.	D. làm đồ gốm.
Hệ quả kinh tế của công cụ kim khí là
A. sản phẩm thừa thường xuyên. B. năng suất lao động tăng, c. thêm nhiều nghề mới.	D. mở rộng diện tích trồng trọt.
Hệ quả xã hội đầu tiên của công cụ kim khí là gì?
A. Xã hội có giai cấp ra đời.	B. Gia đình phụ hệ ra đời.
c. Tư hữu xuất hiện.	D. Thị tộc tan rã.
Tự luận
Câu 1. Hãy giải thích tính cộng đồng của thị tộc.
Câu 2. Tư hữu xuất hiện đã dẫn đến sự thay đổi trong xã hội nguyên thủy như thế nào?
II. ĐÁP ÁN
Trắc nghiệm
D 2. A 3. c 4. B 5. D 6. c 7. A 8. c..
Tự luận
Câu 1. Hợp tác lao động, hưởng thụ bằng nhau - mọi của cải, mọi sinh hoạt được coi là của chung, việc chung, làm chung, ăn chung.
Câu 2. Tư hữu xuất hiện dẫn đến: gia đình phụ hệ thay thế gia đình thị tộc, giai cấp xuất hiện, xã hội thị tộc, bộ lạc tan rã.