Học Tốt Lịch Sử 10 Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X - XV

  • Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X - XV trang 1
  • Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X - XV trang 2
  • Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X - XV trang 3
  • Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X - XV trang 4
Bài 20. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIEN văn hóa dân ộc
TRONG CÁC THẾ KỈ X - XV
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Tư tưởng, tôn giáo
Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng của giai cấp thống trị
Phật giáo giữ vị trí quan trọng và rất phổ biến ở các thế kỉ X - XIV
Đạo giáo hòa lẫn với các tín ngưỡng dân gian.
Thời Lê sơ, Nho giáo giữ địa vị độc tôn.
Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học - kĩ thuật
1. Giáo đục
Năm 1070, Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu, năm 1075 tổ chức khoa thi quốc gia đầu tiên.
Từ thế kỉ XI - XV, giáo dục từng bước hoàn thiện và phát triển
Mục đích của giáo dục là đào tạo quan chức và nhân tài cho đất nước
Nửa sau thế kỉ XV, giáo dục có vai trò nâng cao dân trí, đào tạo quan lại:
Văn học.
Văn học chữ Hán với các tác phẩm nổi tiếng: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bạch Đầng giang phú, Bỉnh Ngô đại cáo...
Văn học chữ Nôm với hàng loạt tác phẩm của Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông.
Đặc điểm của thơ văn thế kỉ XI - XV là tinh thần dân tộc, yêu nước, ca ngợi đât nước.
Nghệ thuật.
Nghệ thuật kiến trúc (Phật giáo): chùa, tháp, chuông, tượng. .
Nghệ thuật điêu khắc: họa tiết hoa văn độc đáo.
Nghệ thuật sân khấu, ca múa, âm nhạc, các cuộc đua tài phát triển.
Khoa học - kĩ thuật.	‘
Nguyên nhân của sự phát triển: nhu cầu bảo vệ và phát triển đất nước, nâng cao nhận thức của con người.
Thành tựu.
+ Khoa học xã hội: lịch sử có Đại Việt sử kí, Lam Sơn thực lục, Đại Việt sử kí toàn thư; địa lí có Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ.
'Khoa học tự nhiên: toán học có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
Kĩ thuật: chế tạo được súng thần cơ, đóng được thuyền chiến có lầu, Thành nhà Hồ.
CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN
CÂU HỎI.
Trắc nghiệm.
Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước câu trả lời đúng.
Hệ tư tưởng chính của giai cấp phong kiến thống trị là.
A. Phật giáo.	B. Nho giáo.
c. Đạo giáo.	D. Nho giáo và Đạo giáo.
Tư tưởng chi phối nội dung giáo dục, thi cử là.
A. Nho giáo.	B. Nho giáo và Đạo giáo,
c. Đạo giáo.	D. Phật giáo.
Đạo Phật phát triển mạnh nhất dưới thời
A. Trần.	B. Lê sơ.	c. Lý.	D. Hồ.
Giữ địa vị độc tôn thời Lê sơ là
A. Phật giáo.	B. Đạo giáo,
c. Nho giáo và Đạo giáo.	D. Nho giáo.
Sự kiện đánh dấu nền giáo dục Đại Việt ra đời là
Vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu.
Tổ chức khoa thi đầu tiên.
c. Quy chế thi cử được ban hành.
D. Dựng bia ghi tên tiến sĩ.
Bài thơ Nam quốc sơn lià là của
A. Lý Thường Kiệt.	B. Trần Quốc Tuấn,
c. Nguyễn Trãi.	D. Trần Quang Khải.
Nội dung của văn học thế kỉ XV là
A. đề cao lòng tự hào dân tộc.	B. đề cao lòng yêu nước,
c. thể hiện lòng căm thù giặc.	D. ca ngợi đất nước phát triển.
Chùa được xây dựng nhiều nhất dưới thời
A. Trần.	B. Lý.	c. Hồ.	D. Lê sơ.
Tự luận
Câu 1. Trình bày tóm lược sự phát triển của giáo dục qua các thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ.
Câu 2. Thống kê các thành tựu văn học, nghệ thuật ở các thế kỉ XI - XV.
II. ĐÁP ÁN
Trắc nghiệm
B 2. A 3. c 4. D 5. A 6. A 7. D 8.- B.
Tự luận
Câu 1. Sự phát triển của giáo dục qua các thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ.
Thời Đinh - Tiền Lê: giáo dục chưa phát triển, các nhà sư mở lớp dạy học ở chùa.
Thời Lý - Trần: Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu. Năm 1075 khoa thi quôc gia đầu tiên được tổ chức. Mục tiêu của
giáo dục là đào tạo quan chức, nhân tài cho đất nước. Nội dung học tập được quy định chặt chẽ.
Thời Hồ: Hồ Quý Ly cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, sửa đổi chế độ thi cử, học tập.
Thời Lê sơ: quy chế thi cử được ban hành rõ ràng. Năm 1484, nhà nước cho dựng bia ghi tên tiến sĩ.
Câu 2. Bảng thông kê...
Lĩnh vực
Thành tựu
Văn học
Văn học chữ Hán: Nam quốc sơn Hà, Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng giang phú, Bình Ngô đại cáo.
Văn học chữ Nôm: Hàng loạt tập thơ của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lý Tử Tấn.
Nghệ thuật
Kiến trúc: chùa Một Cột, chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Dạm, tháp Báo Thiên, tháp Phổ Minh, thành nhà Hồ.
Điêu khắc: họa tiết hoa văn độc đáo như rồng, bệ chân cột hình hoa sen nở, những bức phù điêu...
Nghệ thuật sân khấu: chèo, tuồng, múa rối nước.
Âm nhạc với các nhạc cụ: trống cơm, sáo, tiêu, đàn các loại, chiêng cồng, nhiều bản nhạc được sáng tác để tâu hát trong các lễ hội.
Ca múa, các làn điệu dân ca, đua tài...