SGK Ngữ Văn 7 - Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ)

  • Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) trang 1
  • Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) trang 2
  • Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) trang 3
  • Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) trang 4
BÀI 10
Kết quả cẩn đạt
Cẩm nhận tình quê hương được biểu hiện một cách chân thành, sâu sắc qua bài thơ Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch và Hổi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương, thấy được tác dụng của nghệ thuật đối trong thơ Đường và tầm quan trọng của câu cuổĩ trong một bài thơ tuyệt cú.
Củng cố và nâng cao kỉêh thức về tù trái nghĩa và kĩ năng sử dụng từ trái nghĩa đã học ở bậc Tiểu học.
Biết lập dàn bài phát biểu miệng: cảm nghĩ về sự vật và con người.
Biết phát biểu cẩm tưởng bằng lời nói.
VĂN BẢN
CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH< Có người nói thơ Lí Bạch tràn ngập ánh trăng. Hình ảnh trăng trong thơ Lí Bạch hết sức đa dạng, ý nghĩa cũng vô cùng phong phú. Chủ đề của bài thơ rất
>
(Tũih dạ tứ)
Phiên âm
Dịch nghĩa
Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.
(Lí Bạch)
- *>
*
Ánh trăng sáng đầu giường,
Ngỡ là sương trên mặt đất.
Ngẩng đầu ngắm vầng trăng sáng,
Cúi đầu nhớ quê cũ.
(Tĩnh : im lặng, yên tĩrih, dạ : đêm, tứ: ý tứ, cảm nghĩ. Sàng : giường, tiền : trước, minh : sáng, nguyệt: trăng, quang: ánh sáng. Nghi: ngờ, thị: là, địa : đất, thượng: trên, sương: sương, cử: cất lên, nâng lên, đầu : đầu, vọng: trông xa. Đê: cúi xuống, tư: lo nghĩ, nhớ, cố: cũ, hương: làng, quê hương.)
Dịch thơ
Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
(Tương Như dịch, frong Thơ Đường, tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1987)
Chú thích
quen thuộc : "Vọng nguyệt hoài hương" (Trông trăng nhớ quê), cách thể hiện rất giản dị mà độc đáo. Thuở nhỏ, ông thường lên đỉnh núi Nga Mi ở quê nhà ngắm trăng. Từ 25 tuổi, Lí Bạch đã xa quê và xa mãi. BỞi vậy, cứ mỗi lần thấy trăng là nhà thơ lại nhớ tới quê nhà. Bài thơ được viết theo hình thức cổ thể, một thể thơ trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm luật và đốì ràng buộc.
ĐỌC - HlỂu VĂN BẢN
Có người chò rằng trong bài Tĩnh dạ tứ, hai câu đầu là thuần tuý tả cảnh, hai câu cuối là thuần tuý tả tình. Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ?
{Gợi ý:
Phải chăng trong hai câu đầu hoàn toàn không có suy tư, cảm nghĩ của con người ?
Và phải chăng hai câu cuối là tả tình thuần tuý ?
Từ sự phân tích trên, rút ra kết luận về mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ này.)
Tuy không phải là một bài thơ Đường luật song Tĩnh dạ tứ cũng sử dụng phép đối.
So sánh về mặt từ loại của các chữ tương ứng ở hai câu cuối để bước đầu hiểu thế nào là phép đô'i.
Phân tích tác dụng của phép đốì ấy trong việc biểu hiện tình cảm quê hương của tác giả.
Dựa vào bốn động từ nghi (ngỡ là), cử (ngẩng), đê (cúi) và tư (nhớ) để chỉ ra sự thống nhất, liền mạch của suy tư, cảm xúc trong bài thơ.
Ghi nhớ
Với những từ ngữ giản dị mà tinh luyện, bài thơ đã thể hiện một cách nhẹnhàngmà thấm thìa tình quê hương của một người sôhg xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh.
LUYỆN TẬP
Có người dịch Tình dạ tứ thành hai câu thơ như sau :
Đêm thu trăng sáng như sương,
Lí Bạch ngắm cảnh nhớ thương quê nhà.
Dựa vào những điều đã phân tích ở trên, em hãy nhận xét về hai câu thơ dịch ấy. Nếu có thể, thử dịch thành bốn câu thơ theo nguyên thể hoặc theo thể lục bát.