SGK Ngữ Văn 7 - Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà)

  • Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) trang 1
  • Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) trang 2
  • Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) trang 3
  • Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) trang 4
  • Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) trang 5
BÀI 5
Kết quả cần đạt
cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong hai bài thơ Sông n úi nước Nam và Phò giả vê kỉnh. Bước đầu hiểu hai thể thơ : that ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
Nắm được thế nào là yếu tô' Hán Việt, cách câu tạo đặc biệt của một số loại từ ghép Hán Việt.
Đánh giá được chất lượng bài đã làm để làm tốt hơn nữa những bài sau.
Hiểu được nhu cầu biểu cảm và đặc điểm chung của văn biểu cảm.
VĂN BAN
SÔNG NÚI NƯỚC NAM
(Nam quốc sơn hà )
Phiên ăm
Nam quốc sơn hà' Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Dịch nghĩa
Sông núi nước Nam, vua Nam ở'
Giới phận đó đã được định rõ ràng ở sách trời Cớ sao kẻ thù lại dám đến xâm phạm
Chúng mày nhất định sẽ nhìn thây việc chuốc lây bại vong.
(Nam : phương Nam, quốc : nước, sơn : núi, hà : sông, Nam : nước Nam, đế: vua, cư: ở. Tiệt nhiên : rõ ràng như thế, không thể khác, định : quyết định, phận : rút gọn của từ "giới phận", "địa phận" là phần đất đã được giới hạn (có bản chép : phận định), tại: ở, thiên: trời, thư: sách. Như hà : cớ sao, nghịch : trái ngược lại, lỗ: mọi rợ, quân địch, thường được dùng với thái độ khinh miệt, lai: đến, lại, xâm phạm : lấn chiếm quyền lợi của người khác (xâm : lân chiếm, phạm : lẩh đến). Nhữ đẳng : bọn chúng mày, hành : sẽ, trải qua, khan : xem, thủ : nhận lây, bại: thua, hư: không.)
Dịch thơ
Sông núi nước Nam vua Nam^ ở Vằng vặc sách trời chia xứ sở Giặc dữ cớ sao phạm đêh đây Chúng mày nhất định phải tan vỡ.
(Theo Lê Thước - Nam Trân dịch,
trong Thơ văn Lí- Trần, tập I, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977)
■ ị-
■ Ĩ	. ■
1 e .
& «
* sfe
. . 1
■	- ‘. ift-
Man íỊitởc MW M ft’ism liifif	I
1 • - *
far M
'3B cjc
/iVírâíỂtđiakis&teíũíiMAúnv	■
>7	*»»•
7 ®
NHatiiàit^cAứiciiúiinpl^n	■
tt
1 . \
■ •	Arfsm*c*.arr. •	■
nr**3Hk-	1
I Ý * *
n <
SứM£nùĩnđ&Jt'Hạ2G run Niunớ	■' I
SàrẠ	rfjriA đậ r$ch rfr
Cắiái^íìiuịíiừpiỊỉhiìt^X	■	1
1	« À
. . Ckitnf: ixrr ihái bet hđjihăa>t,	1
1
1 '■* • ■
n: N N «r
Nguyên văn và bán dịch bài thơ Nam quổc sơn hà (Ảnh chụp bức sơn mài ở Viện Bảo tàng Lịch sử)
Chú thích
(★) ở nước ta, thời trung đại đã có một nền thơ rat phong phú và hấp dẫn. Thơ trung đại Việt Nam được viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm và có nhiều thể, như: that ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu 7 chữ), ngũ ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu 5 chữ), thất ngôn bát cú (tám câu, mỗi câu 7 chữ), lục bát (một câu 6 chữ và một câu 8 chữ), song thất lục bát (hai câu 7 chữ kèm theo hai câu 6, 8),... Chương hình Ngữ văn 7 học tám tác phẩm thơ trung đại, trong đó mở đầu là bài Sông núi nước Nam (nhan đề do người đời sau đặt). Nguyên văn bài thơ chữ Hán cũng có nhiều dị bản.
Chưa rõ tác giả bài thơ là ai. Sau này có nhiều sách (kể cả bức sơn mài ở Viện Bảo tàng Lịch sử được chụp in lại trên đây) ghi là Lí Thường Kiệt. Có nhiều lời kể về sự ra đời của bài thơ, trong đó có truyền thuyết: Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt (một khúc của sông cầu, nay thuộc huyện Yên Phong, Bắc Ninh), bỗng một đêm, quân sĩ chợt nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát - hai vị tướng đánh giặc giỏi
của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt - có tiếng ngâm bài thơ này. Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, trong đó các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối.
Vua Nam : nguyên văn là "Nam đê1', tức là vua nước Nam. Trong chữ Hán còn có chữ "vương" cũng có nghĩa là vua. Nhưng "đế" thì cao hơn "vương". Ở đây dùng chữ "đế" là để tỏ thái độ ngang hàng với nước Trung Hoa, vì ở Trung Hoa gọi vua là "đế" thì ở nước ta cũng vậy. cần hiểu : trong quan niệm đương thời, "đế" là đại diện cho nước cho dân.
Sách trời: nguyên văn là "thiên thư". Ý hai câu đầu : nước Nam nhát định phải của người nước Nam. Điều đó đã có sách trời (ý nói tạo hoá) phân định rõ ràng, dứt khoát.
ĐỌC - HlỂu VĂN BẢN
Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thơ thát ngôn tứ tuyệt ở chú thích (★) để nhận dạng thể thơ của bài Nam quốc sơn hầ (bản phiên âm chữ Hán) về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần.
Sông núi nước Nam được coi như là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Vậy thế nào là một Tuyên ngôn Độc lập ? Nội dung Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ này là gì ?
Sông núi nước Nam là một bài thơ thiên về sự biểu ý (bày tỏ ý kiến). Vậy nội dung biểu ý đó được thể hiện theo một bố cục như thế nào ? Hãy nhận xét về bô" cục và cách biểu ý đó.
Ngoài biểu ý, Sông núi nước Nam có biểu cảm (bày tỏ cảm xúc) không ? Nếu có thì thuộc trạng thái nào ? (lộ rõ, ẩn kín)
Hãy giải thích tại sao em chọn trạng thái đó.
Qua các cụm từ "tiệt nhiên" (rõ ràng, dứt khoát như thế, không thể khác), "định phận tại thiên thư " (định phận tại sách trời), "hành khan thủ bại hư " (chắc chắn sẽ nhận lây that bại), hãy nhận xét về giọng điệu của bài thơ.
Ghi nhớ
Bằng thể thơ thất hgôn tứ tuyệt, giọng thơ dõng dạc đanh thép, Sông núi nước Nam là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên khắng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.
LUYỆN TẬP
Nếu có bạn thắc mắc sao không nói là "Nam nhân cư" (người Nam ở) mà lại nói "Nam đế cư" (vua Nam ở) thì em sẽ giải thích thế nào ?
Học thuộc lòng bài thơ Sông núi nước Nam (phiên âm và bản dịch thơ). ĐỌC THÊM
Bản dịch thơ bài Nam quốc sơn hà của Ngô Linh Ngọc :
Đất nước Đại Nam, Nam đế ngự
Sách trời định phận rõ non sông
Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm ?
Bay hãy chờ coi, chuôc bại vong.
(Trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập I,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980)