SGK Ngữ Văn 7 - Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu)

  • Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) trang 1
  • Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) trang 2
  • Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) trang 3
  • Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) trang 4
RẰM THÁNG GIÊNG
(Nguyên tiêu)
Phiên âm ■
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên ;
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
1948
(Hồ Chí Minh)
Dịch nghĩa
Đềm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng đúng lúc tròn nhát,
Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân ;
Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân,
Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền.
(Nguyên tiêu : đêm rằm tháng giêng. Kim : nay, dạ : đêm, nguyệt: trăng, chính : vừa đúng, viên : tròn. Xuân giang: dòng sông mùa xuân, xuân thuỷ: nước mùa xuân, tiếp : liền với, xuân thiên : bầu trời mùa xuân. Yên : khói, ba : sóng, thâm : sâu, xứ: nơi, đàm : bàn bạc, quân sự: việc quân. Dạ bán : lúc nửa đêm, quy lai: trở về, mãn : đầy, thuyền : thuyền.)
Dịch thơ
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân ;
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngâh đầy thuyền.
(Xuân Thuỷ dịch, trong Thơ Hồ Chủ tịch, NXB Văn học, Hà Nội, 1967)
Chú thích
(★) Hồ Chí Minh (1890 - 1969) : lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam ; Người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập dân tộc, thông nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh còn là một Danh nhân văn hoá thế giới, một nhà thơ lớn.
Hai bài thơ cảnh khuya và Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) được Bác Hồ viết ở chiến khu Việt Bắc, ương những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 -1954). Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên Việt Bắc hòng tiêu diệt lực lượng chủ yếu và cơ quan đầu não lãnh đạo cuộc kháng chiến. Chiến dịch Việt Bắc của quân và dân ta đã làm thất bại ý đồ của địch và tiêu diệt nhiều lực lượng của chúng.
Cổ thụ : cây to sống đã lâu năm.
Câu thơ này tả cảnh ánh trăng lồng vào vòm cây cô’ thụ, bóng cây lồng vào các bông hoa. Cũng có thê’ hình dung là ánh trăng chiếu rọi vào các vòm lá cô’ thụ, in bóng xuống mặt đâ't như muôn nghìn bông hoa.
ĐỌC - HlỂu VĂN BẢN
Hai bài cảnh khuya và Nguyên tiêu (phiên âm) được làm theo thê’ thơ nào ? Vận dụng những hiểu biết về thê’ thơ này qua những bài thơ Đường mà em đã học, hãy chỉ ra các đặc điểm về sô' tiếng (chữ) trong mỗi câu thơ, sô' câu của một bài, cách gieo vần, ngắt nhịp của hai bài thơ nói trên.
Phân tích hai câu thơ đầu của bài cảnh khuya. (Chú ý: Âm thanh và cách so sánh trong câu thơ thứ nhất, vẻ đẹp của hình ảnh trong câu thơ thứ hai.)
Hai câu thơ cuối của bài cảnh khuya đã biểu hiện những tâm trạng gì của tác giả ? Trong hai câu thơ ầ'y có từ nào được lặp lại và điều đó có tác dụng như thê' nào đốì với việc thê’ hiện tâm trạng của nhà thơ ?
Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài Rằm tháng giêng. Câu thơ thứ hai có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thê' nào ?
Bài Nguyên tiêu (phiên âm) gợi cho em nhớ tới những tứ thơ, câu thơ và hình ảnh nào trong thơ cô’ Trung Quốc có trong Ngữ văn 7, tập một ?
Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đó đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thê' nào trong hoàn cảnh â'y ?
* Hai bài thơ đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Em hãy nhận xét cảnh trăng trong mỗi bài có nét đẹp riêng như thê' nào ?
Ghi nhớ
Cảnh khuya và Rằm tháng giêng là hai bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh được sáng tác trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chôhg thực dân Pháp. Hai bài thơ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, thê hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sầu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.
Hai bài thơ có nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp, có màu sắc cổ điên mà bình dị, tự nhiên.
LUYỆN TẬP
Học thuộc hai bài thơ (bài Rằm tháng giêng chỉ cần thuộc bản dịch thơ).
Tìm đọc và chép lại một số bài thơ, câu thơ của Bác Hồ viết về trăng hoặc cảnh thiên nhiên.