SGK Ngữ Văn 7 - Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo)

  • Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) trang 1
  • Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) trang 2
BÀI 17
Kết quả cần đạt
củng cô' những kiến thức cơ bản và một số kĩ năng đã được cung cấp và rèn luyện qua việc học các tác phẩm trữ tình nói chung.
o Ôn lại có hệ thôhg, có trọng điểm các kiến thức phần Tiếng Việt.
Tiếp tục khắc phục những lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương tạo nên.
ÔN TẬP TẤC PHẨM TRỮ TÌNH (tiếp theo)
LUYỆN TẬP
Nguyễn Trãi có những câu thơ như sau :
Suốt ngày ôm nỗi ưu tư Đêm lạnh quàng chăn ngủ chẳng yên.
Bui một tấc lòng lỉu ái cũ Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông(d\
Em hãy nói rõ nội dung trử tình và hình thức thể hiện của những câu thơ đó.
So sánh tình huống thê’ hiện tình yêu quê hương và cách thể hiện tình cảm đó qua hai bài thơ cảm nghĩ dong đêm thanh tình và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
Ưu tư: lo nghĩ (ưu : lo, buồn; tư: lo nghĩ).
Bui (từ cổ) : chỉ có, duy có.
Ưu ái: lo lắng (ưu) và yêu thương (ái), ở đây có nghĩa là lo cho nước, thương yêu dân.
Nước triều đông: nước thuỷ triều lên xuống ở biển Đông.
* So sánh bài Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều (phần Đọc thêm, Bài 9) với bài Rằm tháng giêng về hai vấn đề : cảnh vật được miêu tả và tình cảm được thể hiện.
Đọc kĩ lại ba bài tuỳ bút trong Bài 14,15. Hãy lựa chọn những câu mà em cho là đúng :
Tuỳ bút có nhân vật và cốt truyện.
Tuỳ bút không có cốt truyện và có thể không có nhân vật.
Tuỳ bút sử dụng nhiều phương thức (tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, lập luận) nhưng biểu cảm là phương thức chủ yếu.
Tuỳ bút thuộc loại tự sự.
Tuỳ bút có những yếu tô' gần với tự sự nhưng chủ yếu thuộc loại trữ tình.