SGK Ngữ Văn 7 - Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học

  • Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học trang 1
  • Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học trang 2
LUYỆN NÓI: PHÁT BlỂu CAM NGHĨ
VỂ TÁC PHẨM VĂN HỌC
I - CHUẨN BỊ ở NHÀ
Cho đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh : cẩnh khuya, Rằm tháng giêng.
Tìm hiểu đê và tìm ý
Đọc bài thơ, em hình dung, tưởng tượng khung cảnh thiên nhiên và tình cảm của tác giả Hồ Chí Minh như thê'nào ?
Chi tiết nào làm cho em chú ý và hứng thú ? Vì sao ?
Qua bài thơ, em hiểu tác giả Hồ Chí Minh là một người như thế nào ?
Dàn bài
MỞ bài: Giởi thiệu bài thơ và cảm nghĩ chung của em.
Thân bài: Nêu cảm nghĩ của em :
cảm nhận, tưởng tượng về hình tượng thơ trong tác phẩm.
cảm nghĩ về từng chi tiết (theo thứ tự trước, sau).
cảm nghĩ về tác giả của bài thơ.
Kết bài: Tình cảm của em đô'i với bài thơ.
Gợi ý chuẩn bị đoạn văn nói
a) MỞ bài:
Có thể tham khảo những cách mở bài sau :
Giới thiệu tác phẩm :
+ cảnh khuya (hay Rằm tháng giêng) là một bài thơ ...
+ cảnh khuya được Bác Hồ sáng tác vào thời kì ...
Giới thiệu ấn tượng, cảm xúc của mình :
+ Đọc bài cảnh khuya, em thây một bức tranh thiên nhiên hiện ra trong tâm trí...
+ Bài cảnh khuya thật thú vị...
Thân bài:
Chuẩn bị đoạn văn nêu cảm nhận chung về hình ảnh trong bài (phong cảnh, tâm hồn).
Chuẩn bị đoạn văn nêu cảm nghĩ theo từng câu thơ. o đây nên vận đụng các biện pháp liên tưởng, tưởng tượng, so sánh,...
Kết bài:
Có thể kết bài theo những cách sau (hoặc nghĩ thêm cách khác) :
Bài thơ cho ta thấy Bác Hồ là một nhà cách mạng, một nhà thơ...
Qua bài thơ, ta thấy Bác Hồ là một con người lạc quan, yêu đời...
Đọc bài thơ, ta thấy Bác Hồ là một nghệ sĩ biết yêu cái đẹp và sáng tạo cái đẹp cho đời...
II - THỰC HÀNH TRÊN LỚP
Học sinh phát biểu trong tổ, nhóm khoảng 20 phút.
Một số học sinh phát biểu trước lớp ; thầy, cô giáo nhận xét, đánh giá.
Yêu cầu : Phát biểu rõ ràng, mạch lạc, giọng nói có cảm xúc, tự nhiên.