SGK Ngữ Văn 7 - Quá trình tạo lập văn bản

  • Quá trình tạo lập văn bản trang 1
  • Quá trình tạo lập văn bản trang 2
  • Quá trình tạo lập văn bản trang 3
QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BAN
- CÁC BƯỚC TẠO LẬP VĂN BẢN
Khi nào thì người ta có nhu cầu tạo lập (làm ra, viết, nói) văn bản ? Lấy việc viết thư cho một người nào đó làm ví dụ, hãy cho biết điều gì thôi thúc người ta phải viết thư.
Đê’ tạo lập một văn bản, ví dụ như viết thư, trước tiên phải xác định rõ bốn vân đề : Viết cho ai ? Viết để làm gì ? Viết về cái gì ? Viết như thê'nào ? Bỏ qua vấn đề nào trong bốn vấn đề đó cũng không thê’ tạo ra được văn bản.
Sau khi đã xác định được bốn vấn đề đó, cần phải làm những việc gì để viết được văn bản ?
Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành văn thì đã tạo được một văn bản chưa ? Hãy cho biết việc viết thành văn ấy cần-đạt được những yêu cầu gì trong các yêu cầu dưới đây :
Đúng chính tả ;
Đúng ngữ pháp ;
Dùng từ chính xác ;
Sát với bố cục ;
Có tính liên kết;
Có mạch lạc ;
Kê’ chuyện hấp dẫn ;
Lời văn trong sáng.
Trong sản xuất, bao giờ cũng có bước (khâu, công đoạn) kiểm tra sản phẩm. Có thê’ coi văn bản cũng là một loại sản phẩm cần được kiểm tra sau khi hoàn thành không ? Nếu có thì sự kiểm tra ây cần dựa theo những tiêu chuẩn cụ thê’ nào ?
Ghi nhớ
Để làm nên một văn bản, người tạo lập văn bản cần phải lần lượt thực hiện các bước:
Định hướng chính xẳc: Văn bản viết (nói) cho ai, để làm gì, về cái gì và như thếnào ?
Tìm ý và sắp xếp ý để có một bố cục rành mạch, hợp lí, thể hiện đúng định hướng trên.
Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn chính xác, trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau.
Kiểm ưa xem văn bản vừa tạo lập có đạt cấc yêu cầu đã nêu ở trên chưa và có cần sửa chữa gì không.
- LUYỆN TẬP
Em đã từng tạo lập văn bản trong các tiết Tập làm văn. Hãy trả lời các câu hỏi sau :
Khi tạo nên các văn bản ấy, điều mà em muốn nói có thật sự cần thiết không ?
Em thấy mình đã thực sự quan tâm đến việc viết cho ai chưa (kể chuyện cho ai nghe, miêu tả cho ai-thấy, trình bày nguyện vọng với ai) ? Việc quan tâm (hay thiếu quan tâm) ấy có ảnh hưởng tới nội dung và hình thức bài viết như thế nào (xưng hô, dùng từ, ...) ?
Em có lập dàn bài khi làm văn không ? Từ kinh nghiệm của bản thân, em thây việc xây dựng bố cục đã ảnh hưởng thế nào đến kết quả của bài làm ?
Sau khi hoàn thành bài văn, em có thường kiểm tra lại hay không ? Việc kiểm tra, sửa chữa bài viết có tác dụng như thế nào ?
Có một bạn khi báo cáo kinh .nghiệm học tập trong Hội nghị học tốt của trường đã làm như sau :
Bạn chỉ toàn kể lại việc mình đã học thế nào và đã đạt được thành tích gì trong học tập.
Bạn luôn hướng về phía các thầy cô giáo, luôn nói: "Thưa các thầy cô" đê’ mở đầu mỗi đoạn và lúc nào cũng xưng em (hoặc xưng con).
Theo em, như thế có phù hợp không, nên điều chỉnh như thế nào ?
Trong một buổi thảo luận tô’, nhiều bạn đã đồng ý rằng : Muốn tạo lập một văn bản thì phải soạn bô' cục dưới dạng một dàn bài. Nhưng các bạn còn chưa rõ :
Dàn bài ấy có bắt buộc phải viết thành những câu trọn vẹn, đúng ngữ pháp không ? Những câu đó có nhất thiết phải liên kết chặt chẽ với nhau không ?
Một dàn bài thường chúa đựng nhiều mục lớn nhỏ khác nhau. Vậy phải làm thế nào để có thê’:
Phân biệt được mục lớn và mục nhỏ ?
Biết được các mục ây đã đầy đủ chưa và đã được sắp xếp rành mạch, hợp lí chưa ?
Em sẽ trả'lời như thế nào cho những thắc mắc trên đây ?
Em hãy thay mặt En-ri-cô viết một bức thư cho bố nói lên nỗi ân hận vì đã trót nói lời thiếu lễ độ với mẹ kính yêu. Đê’ viết bức thư đó, em phải thực hiện những việc gì ?
ĐỌC THÊM
Trong các báo, có những bài lằng nhằng dài mấy cột, như là rau muống kéo dây. Đọc đến khúc giữa thì không biết khúc đầu nói cái gì; đọc đến khúc đuôi thì không biết khúc giữa nói cái gì. Thế là vô ích [...].
Phải đặt câu hỏi: Viết cho ai ? [...]
Viết để làm gì ? [...]
Thế thì viết cái gì ?
(Hồ Chí Minh, Cách viết)