SGK Ngữ Văn 7 - Xa ngắm thác núi Lu (Vọng Lư sơn bộc bố)

  • Xa ngắm thác núi Lu (Vọng Lư sơn bộc bố) trang 1
  • Xa ngắm thác núi Lu (Vọng Lư sơn bộc bố) trang 2
  • Xa ngắm thác núi Lu (Vọng Lư sơn bộc bố) trang 3
  • Xa ngắm thác núi Lu (Vọng Lư sơn bộc bố) trang 4
  • Xa ngắm thác núi Lu (Vọng Lư sơn bộc bố) trang 5
BÀI 9
Kết quả cân đạt
cảm thụ được vẻ đẹp thiên nhiên mà Lí Bạch miêu tả qua bài thơ Xa ngắm thác núi Lư, bước đầu nhận biết mối quan hệ gắn bó giữa tình và cảnh trong thơ cổ.
củng cô' và nâng cao kiến thức về tử đổng nghĩa, các loại từ đồng nghĩa ; nâng cao kĩ năng dùng từ đồng nghĩa đã học ở bậc Tiểu học.
Nắm được các cách lập ý đa dạng của bài văn biểu cảm.
VĂN BẢN
XA NGẮM THẮC NÚI Lư
( Vọng Lư sơn bộc bô')
Phiên ầm
Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên,
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.
Phi lưu trực há tam thiên xích,
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.
(Lí Bạch(*))
Dịch nghĩa
Mặt ười chiếu núi Hương Lô, sinh làn khói tía Xa nhìn dòng thác tíeo ưên dòng sông phía ưước.
Thác chảy như bay đổ thẳng xuôhg từ ba nghìn thước Ngõ là sông Ngân rơi tự chín tầng mây.
(Vọng : trông từ xa, Lư sơn : núi Lư, bộc bô': thác nước [bộc : nước trên núi chảy xuống, bô': vải, bộc bô': thác nước trên núi chảy xuống, nhìn xa như một tâm
vải treo dọc buông rủ xuống]. Nhật: mặt trời, còn có nghĩa là "ngày", chiếu : chiếu sáng, soi sáng, Hương Lô : tên đỉnh núi, sinh : làm nảy sinh, sinh ra, tử: màu đỏ tía, yên : khói. Dao: xa, khan (khần): nhìn, xem, quải: treo, tiền: trước, phía trước mặt, xuyên : sông. Phỉ: bay, lưu : chảy, trực: thẳng, há (hạ): rơi xuống, đổ xuống, tam : ba, thiên : nghìn, xích : thước. Nghi: ngờ, thị: là, Ngân Hà : sông Ngân, dải sáng màu trắng vắt ngang bầu trời-do các ngôi sao li ti hợp thành, thường nhìn thấy trong những đêm trời quang, lạc: rơi xuống, cửu thiên : chín phương trời, ở đây chỉ bầu trời.)
Dịch thơ
Nắng rọi Hương Lô^ khói tía bay,
Xa trông dòng thác trước sông này(2\ '
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,
Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây.
(Tương Như dịch, trong Thơ Đường, tập II,
NXB Văn học, Hà Nội, 1987)
Chú thích
(*•) Lí Bạch (701 - 762), nhà thơ nổi tiêng của Trung Quốc đời Đường, tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê ỏ Cam Túc ; lúc mới năm tuổi, gia đình về định cư ở làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên) nên nhà thơ vẫn thường coi Tứ Xuyên cũng là quê hương của mình. Từ trẻ, ông đã xa gia đình để đi du lịch, tìm đường lập công danh sự nghiệp. Dẫu muốn góp phần cứu đời giúp dân song chưa bao giờ ông được toại nguyện. Lí Bạch được mệnh danh là "tiên thơ". Thơ ông biểu hiện một tâm hồn tự do hào phóng. Hình ảnh trong thơ thường mang tính chất tươi sáng, kì vĩ, ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện. Lí Bạch viết nhiều bài rất hay về chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu và tình bạn. Vọng Lư sơn bộc bố là một trong những bài tiêu biểu viết về đề tài thiên nhiên của nhà thơ. Lư sơn (núi Lư) là tên một dãy núi ở tỉnh Giang Tây.
Hương Lô : tên một ngọn núi cao ở phía tây bắc của dãy Lư sơn. Núi cao có mây mù bao phủ, đứng xa trông như chiếc "lò hương" nên gọi là "Hương Lô".
Câu này còn có một cách hiểu khác. Quải là "treo", tiền xuyên là "dòng sông phía trước". Có người cho "dòng sông phía trước" không phải chỉ vị trí nơi thác đổ xuống mà là hình ảnh dùng đê’ so sánh với dòng thác nhìn từ xa. Nếu vậy, cả câu có nghĩa là : "Đứng xa trôrig dòng thác giống như một dòng sông treo trước mặt". Dù hiểu theo nghĩa nào thì bản dịch thơ cũng đã đánh rơi mất chữ "treo", chữ quan trọng nhất của câu thơ.
ĐỌC - HlỂu VĂN BẢN
Căn cứ vào đầu đề bài thơ và câu thứ hai (chú ý nghĩa của hai chữ vọng và daò), xác định vị trí đứng ngắm thác nước của tác giả. Vị trí đó có lợi thế như thế nào trong việc phát hiện những đặc điểm của thác nước ?
Câu thơ thứ nhất tả cái gì và tả như thế nào ? (Chú ý mối tương quan giữa tên gọi đỉnh núi và đặc điểm của cảnh vật được miêu tả). Hình ảnh được miêu tả trong câu này đã tạo nền cho việc miêu tả ở ba câu sau như thế nào ?
Nêu lên những vẻ đẹp khác nhau của thác đã được Lí Bạch phát hiện và miêu tả trong ba câu tiếp theo.
(Gợi ý:
- Phân tích sự thành công của tác giả trong việc dùng từ quải (câu thứ hai), từ đó chỉ ra chỗ hạn chế của bản dịch thơ.
Chứng minh rằng qua câu thứ ba, ta không chỉ thấy hình ảnh của dòng thác mà còn hình dung được đặc điểm của dãy núi Lư và đỉnh núi Hương Lô.
Giải thích vì sao lới nói phóng đại ở câu thứ tư vẫn tạo nên được một hình ảnh chân thực.)
Qua đặc điểm cảnh vật được miêu tả, ta có thê’ thấy những nét gì trong tâm hồn và tính cách nhà thơ ?
* Về hai cách hiểu câu thứ hai (cách hiểu ở bản dịch nghĩa và cách hiểu trong chú thích (2)), em thích cách hiểu nào hơn ? Vì sao ?
Ghi nhớ
Với những hình ảnh tráng lệ, huyền ảo, bài thơ đã miêu tả một cách sinh động vẻ đẹp nhìn từ xa của thác nước chảy từ đỉnh Hương Lô thuộc dãy núi Lư, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên đằm thắm và phần nào , bộc lộ tính cách mạnh mẽ, hào phóng của tấc giả.
ĐỌC THÊM
ĐÊM ĐỖ THUYỀN ở PHONG KlỀU<a)
(Phong Kiều dạ bạc)
Phiên âm
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên,
Giang phong ngư hoả đối sầu miên.
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
(Trương Kế	Phong Kiều : địa danh ở phía tây thành Cô Tô (thuộc thành phô' Tô Châu, tính Giang Tô ngày nay).
 	Trương Kế: sống khoảng giữa thế kỉ VIII, người Tương Châu, rinh Hồ Bắc, đỗ tiến sĩ, có làm chức quan nhỏ. Thơ ông thường tả phong cảnh là chủ yếu.
)
Dịch nghĩa
Trăng xế, quạ kêu, sương đầy trời,
(Khách) nằm ngủ trước cảnh buồn của đèn chài
và lùm cây phong bên sông.
Chùa Hàn Sơn ở ngoài thành Cô Tô
Nửa đêm tiêng chuông văng vẳng vọng đến thuyền khách.
Dịch thơ
Trăng tà chiếc quạ kêu sương,
Lửa chài cây bêh, sầu vương giấc hồ.
Thuyền ai đậu bến Cô Tô Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn.
(K.D. dịch, toong Thơ Đường, tập I,
NXB Vàn học, Hà Nội, 1987)
(Gợi ý thưởng thức:
Bài thơ thê’ hiện một cách sinh động cảm nhận qua những điều nghe thấy, nhìn thây của một khách xa quê đang thao thức không ngủ trong đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều.
Nếu K.D. đã rất tài hoa và hết sức sáng tạo trong việc dịch hai câu thơ đầu thì có thể nói đã không thành công trong việc dịch hai câu thơ sau, khi biến chủ thê’ vốn là tiếng chuông thành chủ thể là chiếc thuyền của lữ khách. Trương Kế đã kết hợp hai thủ pháp nghệ thuật truyền thống của thơ Đường là dùng động để tả tĩnh và mượn âm thanh để truyền hình ảnh. Câu thơ dịch của K.D. đã làm nhoà mất sự ngân vang, lan toả của tiếng chuông trong đêm yên tĩnh.)