Giải Địa Lý lớp 8 Bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á

  • Bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á trang 1
  • Bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á trang 2
  • Bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á trang 3
  • Bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á trang 4
  • Bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á trang 5
  • Bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á trang 6
Bài 11. DÂN Cư VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KHU Vực NAM Á
CÂU HỎI Tự LUẬN
Câu 1
Quan sát hình 11.1:
+ Em có nhận xét gì về sự phân bố dân cư ở khu vực Nam Á? + Giải thích vì sao có sự phân bố như thế?
Trả lời
+ Nhận xét:
Dân cư ở khu vực Nam Á phân bố không đều.
Dân cư tập trung nhiều ở các vùng đồng bằng và ven biển
Đồng bằng sông Hằng là nơi dân cư tập trung nhiều nhất, kế đó là vùng ven biển đông nam, vùng ven biển tây nam, khu vực sườn nam dãy Hi-ma-lay-a, vùng hạ lưu sông Bra-ma-put, đồng bằng sông Ân.
Các vùng tây bắc, vùng phía bắc (vùng núi Hi-ma-lay-a) và cao nguyên Đê-can dân cư thưa thớt.
• + Giải tliích:
Có sự phân bố như trên do ảnh hưởng của nhiều nhân tô':
Địa hình: các vùng đồng bằng dân cư đông đúc, vùng núi và sơn nguyên dân cư ít.
Khí hậu: vùng mưa nhiều đông dân, vùng mưa ít thưa dân.
Nguồn nước: các vùng ven sông dân cư tập trung nhiều.
Các nhân tố khác: đặc điểm nền kinh tế, trình độ sản xuất...
Câu 2
Khu vực Nam Á có bao nhiêu quốc gia? Em hãy nêu tên quốc gia và tên thủ đô các nước thuộc khu vực?
Trả lời
+ Khu vực Nam Á có 7 quốc gia.
+ Tên các quốc gia và tên thủ đô:
Quốc gia
Thủ đô
Ấn Độ
Pa-ki-xtan
Băng-la Đét
Nê-pan
Bu-tan
Xri Lan-ca
Man-đi-vơ
Niu Đê-li
I-xla-ma-bat
Đắc-ca
Kát-man-đu
Thĩm-pu
Cô-lôm-bô
Ma-lê
Câu 3
Em hãy nêu những đặc điểm nổi bật về kinh tế và chính trị - xã hội của khu vực Nam Á.
Trả lời
Những đặc điểm nổi bật về kinh tế - xã hội của khu vực Nam Á: + Về kinh tế:
Nông nghiệp vẫn là hoạt động kinh tế chính của hầu hết các nước trong khu vực (trừ An Độ).
Ân Độ là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhát của khu vực. + Về chính trị - xã hội:
Nam Á là khu vực có lịch sử phát triển lâu đời, là chiếc nôi của Ân Độ giáo, Phật giáo.
Trước năm 1947, khu vực Nam Á là thuộc địa của đế quốc Anh.
Từ sau năm 1947, các nước trong khu vực giành được-độc lập nhưng do các mâu thuẫn về lãnh thổ, dân tộc, tôn giảo... nên tình hình chính trị - xã hội vẫn chưa ổn định.
Mức sống dân cư còn thấp, phần lớn dân cư sống ở nông thôn.
Câu 4
Quan sát bảng 11.2 trong SGK. (Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Ấn Đọ).
+ Em hãy nêu nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Ân Độ. Cho biết nguyên nhân tạo nên sự chuyển dịch?
+ Sự chuyển dịch đó phản ánh xu hướng phát triển kinh tế như thế nào?
Trả lời
+ Nhận xét:
Trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của Ấn Độ thời kì 1995- 2001:
Tỉ trọng của khu vực nông - lâm - thủy sản giảm dần nhưng tóc độ giảm còn chậm.
Tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng giảm ở giai đoạn 1995-1999, giai đoạn 1999-2001 tăng. Năm 2001, tỉ trọng của công nghiệp - xây dựng đã vượt tỉ trọng của nông - lâm - thủy sản
Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất và tăng liên tục.
• Nguyên nhân tạo nên sự chuyển dịch:
Do đất nước đã giành được độc lập, xây dựng nền kinh tế tự chủ.
Khai thác tốt hơn các tiềm năng của đất nước, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, xây dựng nền công nghiệp hiện đại.
+ Sự chuyển dịch như trên phản ánh xu hướng phát triển kinh tế của Ân Độ theo hướng công nghiệp hóa.
Câu 5
Ấn Độ đã được những thành tựu kinh tế nổi bật nào từ sau khi giành được độc lập?
Trả lời
Những thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội của Ấn Độ từ sau khi giành được độc lập:
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực:
+ Công nghiệp:
Đã xây dựng được một nền công nghiệp hiện đại với cơ cấu ngành đa dạng. Trong đó, các ngành đòi hỏi công nghệ cao (ô tô, chế tạo máy bay, điện tử, công nghệ thông tin...) có tốc độ phát triển nhanh.
Đã hình thành nhiều trung tâm công nghiệp lớn như Côn-ca- ta, Mum-bai...
Giá trị sản lượng công nghiệp đứng hàng thứ 10 trên thế giới. + Nông nghiệp:
Đã thực hiện “cách mạng xanh” và “Cách mạng trắng” giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm.
Từ một nước thiếu lương thực thường xuyên, ngày nay, có năm Ân Độ có dư lương thực để xuất khẩu.
+ Dịch vụ:
»
Phát triển ngày càng đa dạng.
Chiếm tới 48% GDP của Ấn Độ.
Câu 6
Em hãy cho biết thế nào là cuộc “Cách mạng xanh”, thế nào là cuộc “cách mạng trắng” ở Ân Độ?
Trả lời
+ Cuộc “Cách mạng xanh”: Sự thay đổi có tính bước ngoặt trong lĩnh vực trồng trọt về năng suất, sản lượng. Những biện pháp chính:
Tăng cường sử dụng giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt.
Tăng cường sử dụng các loại máy nông nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu.
Đảm bảo tốt về thủy lợi.
+ Cuộc “Cách mạng trắng”: tạo sự tăng nhanh về sản lượng sữa. Những biện pháp chính:
Tạo ra các giống con nuôi cho sữa với năng suất cao (bò sữa, trâu sữa, dê sữa).
Đảm bảo tốt về thức ăn gia súc, về cơ sở chăn nuôi và tiêm chủng, phòng bệnh.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Trả lời bằng cách điền vào chỗ.... của câu:
a. Khu vực Nam Á trước kia (trước năm 1947) có tên chung là:
Nam Á là chiếc nôi của hai tôn giáo lớn:
Quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Nam Á là:
Vùng có mật độ dân số cao nhát của khu vực Nam Á là:
Tình hình chính trị - xã hội của khu vực Nam Á chưa ổn định,
nguyên nhân là:	
Hai quốc gia nằm trong vùng núi Hi-ma-lay-a là: 	
Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước đáp án chọn Câu 1
Vùng nào của khu vực Nam Á có mật độ dân sô" cao hơn cả?
Duyên hải Đông Nam. B." Duyên hải Tây Bắc. c. Sơn nguyên Đê-can. D. Lưu vực sông Ân.
Câu 2
Ở khu vực Nam Á, tôn giáo nào có số lượng tín đồ đông hơn cả?
Hồi giáo.	B. Ấn Độ giáo,
c. Phật giáo.	D. Thiên Chúa giáo.
Câu 3
Quốc gia nào không thuộc, khu vực Nam Á?
Bu-tan.	B. Áp-ga-ni-xtan.
C. Man-đi-vơ.	D. Nê-pan.
Câu 4
Thành phô" nào ở vùng núi Hi-ma-lay-a?
À. Mum-bai.	B. Côn-ca-ta.
Kát-man-đu.	D. Đắc-ca.
Câu 5
Trong các năm gần đây, Ấn Độ có dư lương thực để xuất khẩu, do:
Tốc độ tăng dân sô" chậm lại.
Mở rộng diện tích trồng cây lương thực, c. Điều kiện thời tiết thuận lợi hơn.
Thực hiện thành ,công cuộc “Cách mạng xanli”.
Câu 6
Thành phô" nào là một trung tâm công nghiệp lớn của Ấn Độ? A. I-xla-ma-bat.	B. Cô-lôm-bô.
Mum-bai.	D. Đắc-ca.
Câu 7
D. 1967
Các nước Nam Á giành được độc lập vào năm:
A. 1945	B. 1947	c. 1957
Câu 8
Tình hình chính trị - xã hội của khu vực Nam Á chưa ổn định, nguyên nhân chủ yếu do:
Dân số còn gia tăng nhanh.
Mức sống nhân dân thấp.
c. Ánh hưởng của các tôn giáo.
Mâu thuẫn về lãnh thổ, sắc tộc.
Câu 9
Ngành công nghiệp nào là ngành nổi tiếng lâu đời của Ấn Độ? A. Công nghiệp cơ khí.	B. Công nghiệp đóng tàu.
c. Công nghiệp dệt.	D. Công nghiệp luyện kim.
Câu 10
Mục tiêu của cuộc “Cách mạng trắng” ở An Độ là:
Đảm bảo đủ lương thực cho nhân dân.
Đảm bảo nhu cầu về sữa cho nhân dân. c. Tăng năng suất cây trồng, vật nuôi.
D. Tăng số lượng đàn gia súc.