Giải Địa Lý lớp 8 Bài 14: Đông Nam Á - đất liền và hải đảo

  • Bài 14: Đông Nam Á - đất liền và hải đảo trang 1
  • Bài 14: Đông Nam Á - đất liền và hải đảo trang 2
  • Bài 14: Đông Nam Á - đất liền và hải đảo trang 3
  • Bài 14: Đông Nam Á - đất liền và hải đảo trang 4
  • Bài 14: Đông Nam Á - đất liền và hải đảo trang 5
  • Bài 14: Đông Nam Á - đất liền và hải đảo trang 6
Bài 14. ĐÔNG NAM Á - ĐẤT LIỀN và đảo
CÂU HỎI Tự LUẬN
Câu 1
Quan sát hình 14.1 trong SGK. (Lược đồ các nước Đông Nam Á), em hãy cho biết:
+ Các điểm cực Bắc, Nam, Tây, Đông của khu vực nằm ở lãnh thổ nước nào?
+ Đông Nam Á là cầu nối giữa hai đại dương và hai châu lục nào?
Trả lời
+ Các điểm cực của khu vực Đông Nam Á:
Điểm cực Bắc: Ở vĩ độ 28,5°B, cực bắc của lãnh thổ Mi-an-ma.
Điểm cực Nam: ở vĩ độ 10,5°N, cực nam của đảo Ti-mo (thuộc In-đô-nê-xi-a).
Điểm cực Tây: Kinh độ 92°Đ, cực tây của lãnh thổ Mi-an-ma.
Điểm cực Đông: Kinh độ 140°Đ, cực đông của đảo I-ri-an thuộc In-đô-nê-xi-a.
+ Đông Nam Á là cầu nối:
Của hai đại dương: Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Của hai châu lục: Châu Á và châu Đại Dương.
Câu 2
Dựa vào hình 14.1, em hãy nhận xét sự phân bố núi, cao nguyên và đồng bằng trên phần đất liền và trên các đảo của khu vực Đông Nam Á.
Trả lời
+ Trên phần đất liền:
Núi chạy theo hướng bắc - nam và tây bắc - đông nam, bao quanh là những khôi cao nguyên, tập trung nhiều ở phía Bắc và tây bắc.
Đồng bằng phân bố ở hạ lưu các sông và ở ven biển.
+ Trên các đảo:
Núi thường phân bố giữa các đảo, hướng núi phức tạp, đa số có hướng tây - đông.
Đồng bằng hẹp, phân bố ở ven biển.
Câu 3
Em hãy kể tên các dãy núi quan trọng và các sông dài trên phần đất liền.
Trả lời
+ Các dãy núi quan trọng: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn (Việt Nam), A-ra-can Lô-ma, Pê-gu (Mi-an-ma), Tê-nat-xê-rim, Đông Phai (Thái Lan), Đăng Rếch (biên giới Thái Lan - Cam-pu- chia).
+ Các sông dài: Sông Hồng (Việt Nam), sông Mê Nam (Thái Lan), sông Xa-lu-en và I-ra-oa-đi (Mi-an-ma), sông Mê Công chảy qua 5 nước trên bán đảo Trung An (Mi-an-ma, Lào, Thái Lan, Cam- pu-chia, Việt Nam).
Câu 4
Quan sát hình 14.2. Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa và hình 14.1. Lược đồ địa hình và hướng gió Đông Nam Á trong SGK, em hãy:
+ Cho biết vị trí của hai địa điểm Pa-đăng và Y-an-gun.
+ Nêu nhận xét biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của hai địa điểm và xác định kiểu khí hậu của hai địa điểm.
Trả lời
+ Vị trí của hai địa điểm:
Pa-đăng: ở phía tây đảo Xu-ma-tra của In-đô-nê-xi-a, gần xích đạo, thuộc quần đảo Mã Lai.
Y-an-gun: Ở phía nam lãnh thổ Mi-an-ma, gần vĩ tuyến 16°B, thuộc bán đảo Trung An.
+ Nhận xét:
• Nhiệt độ:
— Cả hai địa điểm đều có nhiệt độ các tháng trong năm cao trên 20°C nhưng biên độ nhiệt năm khác nhau.
Biên độ nhiệt năm ở Y-an-gun lớn hơn ở Pa-đăng.
Biên độ nhiệt ở Y-an-gun khoảng 6-7°C, ở Pa-đăng khoảng 2°c.
Lượng mưa:
Cả hai địa điểm đều có lượng mưa nhiều nhưng Pa-đăng có lượng mưa lớn hơn Y-an-gun.
— Y-an-gun có mùa mưa nhiều (từ tháng 5 -> tháng 10) và mùa mưa ít (từ tháng 11 -> tháng 4), Pa-đăng có mưa quanh năm.
Kiểu khí hậu của hai địa điểm:
Pa-đăng: Khí hậu xích đạo.
Y-an-gun: Khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Câu 5
Khu vực Đông Nam Á có các đồng bằng châu thổ lớn nào? Nêu ý nghĩa của các đồng bằng trên?
Trả lời
+ Các đồng bằng châu thổ lớn của khu vực Đông Nam Á là:
Đồng bằng sông Hồng (Việt Nam).
Đồng bằng sông Mê Công (Việt Nam, Cam-pu-chia).
Đồng bằng sông Mê-Nam (Thái Lan).
Đồng bằng sông Xa-lu-en và I-ra-oa-đi (Mi-an-ma).
+ Ý nghĩa của các đồng bằng:
Là vựa lúa của các nước: Việt Nam, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma.
Nơi phát sinh của các nền văn minh trong khu vực.
Là địa bàn tập trung phần lớn dân cư, cơ sỏ' hạ tầng và các hoạt động sản xuất của các quốc gia trên.
Câu 6
Quan sát hình 14.1 - Lược đồ địa hình và hướng gió ĐNA.
+ Em hãy cho biết: sông Mê Kông bắt nguồn ỏ' đâu? Chảy qua những quốc gia nào?
+ Vì sao nói sông Mê Công có vai trò to lớn đối với các nước trên bán đảo Trung Ân?
Trả lời
+ Sông Mê Kông bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đổ ra biển Đông, qua 9 cửa sông thuộc lãnh thổ Việt Nam. Sông Mê Kông chảy qua 6 quốc gia: Trung Quốc, Mi-an-ma,
Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia và Việt Nam.
+ Sông Mê Kông có vai trò to lớn đối với các nước trên bán đảo Trung An vì:
Đã tạo ra châu thổ rộng lớn, màu mỡ. Là vựa lúa lớn của khu vực Đông Nam A.
Là nguồn cung cấp nước ngọt quan trọng cho đời sống và các hoạt động sản xuất của nhiều nước.
Cung cấp nhiều thủy sản cho dân cư các nước trong lưu vực sông.
Có giá trị lớn về thủy điện, giao thông, du lịch.
Câu 7
Quan sát hình 14.1. Lược đồ địa hình và hướng gió ĐNA, em hãý: + Nêu đặc điểm của gió mùa mùa hạ, gió mùa mùa đông.
+ Vì sao chúng lại có đặc điểm khác nhau như thế?
+ Ý nghĩa của gió mùa đối với khu vực Đông Nam Á.
Trả lời
X + Đặc điểm khác nhau do:
Gió mùa mùa hạ phát xuất từ vùng áp cao bán cầu nam (khí hậu nóng) thổi theo hướng đông bắc, quá trình di chuyển trên mặt đại dương nhiệt đới nên gió có tính nóng và ẩm, khi vượt qua xích đạo đổi hướng thành gió tây nam.
Gió mùa mùa đông phát xuất từ vùng áp cao Xi-bia (khí hậu rất lạnh), thổi về. vùng áp thấp xích đạo, quá trình di chuyển chủ yếu trên lục địa châu Á nên có tính chất khô, do ảnh hưởng của sức Cô-ri-ô-lít nên gió có hướng đông bắc.
+ Ý nghĩa:
Nhờ có gió mùa nên khí hậu Đông Nam Á không bị khô hạn như những vùng ở cùng vĩ độ (Tây Nam Á, Bắc Phi).
Câu 8
Dựa vào kiến thức đã học, hãy lập bảng so sánh khí hậu, sông ngòi, thực vật của bán đảo Trung An và quần đảo Mã Lai.
Đặc điểm
Bán đảo Trung Ấn
Bán đảo Mã Lai
Khí hậu
+ Nhiệt đới gió mùa (chủ yếu) và cận nhiệt đới gió mùa + Chế độ mưa mùa.
+ Thường có bão vào mùa mưa.
+ Xích đạo và nhiệt đới gió mùa.
+ Chế độ mưa quanh năm.
+ Thường có bão.
Sông ngòi
+ Nhiều sông, các sông lớn đều bắt nguồn từ phía bắc và chảy theo hướng bắc -nam.
+ Chế độ nước: Có mùa lũ, mùa cạn.
+ Nhiều sông, sông ngắn, độ dốc lớn.
+ Chế độ nước điều hòa do có mưa quanh năm.
Thực vật
Nhiều kiểu rừng: Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, rừng thưa rụng lá vào mùa khô, xa van.
Rừng rậm nhiệt đới.
II. CÂU HỎI TRĂC NGHIỆM (Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước đáp án chọn)
Câu 1
Đảo nào lớn nhất trong quần đảo Mã Lai?
Gia-va.	B. Ca-li-man-tan.
c. Xu-ma-tra.	D. Xu-la-vê-di.
Câu 2
Đảo nào không thuộc quần đảo Mã Lai?
Ti-mo.	B. Ba-li.
C. Xin-ga-po.	D. Phú Quốc.
Câu 3
Thủ đô nào có lượng mưa hàng năm lớn hơn cả?
Á. Băng Cốc.	B. Hà Nội.
C. Ma-ni-la.	D. Gia-các-ta.
Câu 4
Cảnh quan phổ biến ở quần đảo Mã Lai là:
Xa van.
Rừng rậm nhiệt đới.
c. Hừng thưa rụng lá vào mùa khô.
D. Rừng ngập mặn.
Câu 5
Gió mùa mùa đông thổi về khu vực Đông Nam Á xuất phát từ:
Vùng áp cao bán cầu Nam.
Vùng áp cao Xi-bia.
c. Vùng áp cao chí tuyến Bắc.
D. Vùng áp cao chí tuyến Nam.
Câu 6
Quốc gia nào không bị ảnh hưởng của cơn sóng thần lớn vào năm 2004?
A. Phi-lip-pin.	B. In-đô-nê-xi-a.
c. Thái Lan.	D. Ma-lai-xi-a.
Câu 7
Sông nào không chảy ra biển Đông?
A. sông Mê Kông.	B. sông Hồng.
sông Mê Nam.	D. sông Xa-lu-en.
Câu 8
Đặc điểm tự nhiên nào giống nhau giữa Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo?
Chế độ mưa.
Chế độ sông ngòi.
Diện tích đồng bằng.
Đều bị ảnh hưởng của gió mùa.