Giải Địa Lý lớp 8 Bài 40: Thực hành: Đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp

  • Bài 40: Thực hành: Đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp trang 1
  • Bài 40: Thực hành: Đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp trang 2
Bài 37. THựC HÀNH
ĐỌC LÁT CẮT TỔNG HỢP
Đọc lát cắt tổng hợp địa lí tự nhiên từ núi Phan-xi-păng tới thành phố Thanh Hóa.
1. Em hãy cho biết:
+ Tuyến cắt chạy theo hướng nào?
+ Qua những khu vực địa hình nào?
+ Dọc theo tuyến cắt có những loại đá, loại đất nào? Phân bố ở đâu?
+ Có mấy kiểu rừng? Chúng phát triển trong điều kiện tự nhiên như thế nào?
Trả lời
+ Tuyến cắt chạy theo hướng tây bắc - đông nam.
+ Qua 3 khu vực địa hình: địa hình núi cao (Hoàng Liên Sơn), địa hình cao nguyên (Mộc Châu), địa hình đồng bằng (đồng bằng Thanh Hóa).
+ Những loại đá, đất dọc theo tuyến cắt:
Đá: Mắc ma gra-nit, mắc ma phún xuất, đá vôi, đá trầm tích bở rời.
Đất: Đất mùn feralit núi cao, đất feralit phát triển trên đá vồi, đất phù sa sông biển.
+ Các kiểu rừng:
Rừng ôn đới núi cao: Phát triển ở độ cao trên 2600 m, trong điều kiện khí hậu lạnh quanh năm, lương mưa ít, đất nghèo (chủ yếu là đất mùn thô).
Rừng cận nhiệt đới: Phát triển ở độ cao 600-700 m -> 2600 m, trong
điều kiện khí hậu mát mẻ, độ ẩm không khí khá cao, trên đất feralit có mùn.
Rừng nhiệt đới chân núi: Phát triển ở độ cao dưới 600-700 m, khí hậu nhiệt đới, trên đất feralit vùng đồi núi thấp.
Em hãy tính độ dài của tuyến cắt theo tỉ lệ ngang của lát cắt Trả lời:
Tính độ dài của lát cắt.
+ Đo khoảng cách từ A -> B: 17,5 cm.
+ Độ dài của lát cắt: 17,5. 2.000.000 = 350.000.000cm = 350km
Em hãy tổng hợp điều kiện tự nhiên của 3 khu vực và điền vào các chỗ... dưới đây:
Thành phần tự nhiên
Khu Hoàng
Liên Sơn
Khu cao nguyên Mộc Châu
Khu đồng bằng Thanh Hóa
Địa hình
Khí hậu
Loại ăất phổ biến
Thảm thực vật chủ yếu
«