Giải Địa Lý lớp 8 Bài 43: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

  • Bài 43: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ trang 1
  • Bài 43: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ trang 2
  • Bài 43: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ trang 3
  • Bài 43: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ trang 4
  • Bài 43: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ trang 5
  • Bài 43: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ trang 6
  • Bài 43: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ trang 7
Bài 40. MIỀN NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ
I. CÂU HỎI Tự LUẬN
Câu 1
Dựa vào hình 43.1 trong SGK (Lược đồ địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ).
Hãy xác định phạm vi lãnh thổ và nêu đặc điểm vị trí địa lí của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Trả lời
+ Phạm vi lãnh thổ miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ:
Bao gồm toàn bộ phần lãnh thổ phía nam nước ta, từ Đà Nang tới mũi Cà Mau.
Chiếm tới 1/2 diện tích của cả nước, gồm 3 khu vực: Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Đặc điểm vị trí:
Trải dài từ vĩ độ 8°34' B đến 16°B (trên đất liền).
Phía bắc giáp Thừa Thiên - Huế (Bắc Trung Bộ).
Phía đông và phía nam giáp biển Đông.
Phía tây giáp Lào và Cam-pu-chia.
Câu 2
Đặc trưng khí hậu của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là gì? Hãy nêu những thuận lợi và khó khăn chủ yếu của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Trả lời
+ Đặc trưng khí hậu của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ:
Nóng ẩm quanh năm, chế độ nhiệt ít biến động.
Có mùa khô sâu sắc.
+ Những thuận lợi, khó khăn chủ yếu của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp:
Thuận lợi:
Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới quanh năm.
Có điều kiện thực hiện nhiều biện pháp canh tác: Xen canh, luân canh, thâm canh tăng vụ.
Khó khăn:
Thiếu nước tưới vào mùa khô.
Nguồn nhiệt ẩm cao dễ phát sinh các loại dịch bệnh, nấm mốc ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản.
Câu 3
Vì sao miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có chế độ nhiệt ít biến động và không có mùa đông lạnh giá như hai miền phía Bắc?
Trả lời
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có chế độ nhiệt ít biến động và không có mùa đông lạnh giá như hai miền phía Bắc do:
+ Các dãy núi Hoành Sơn, Bạch Mã tạo nên các bức chắn đối với gió mùa đông bắc, nên miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ hầu như không bị ảnh hưởng của các khối khí lạnh vào mùa đông, quanh năm chỉ chịu ảnh hưởng của khối khí nóng.
+ ở vĩ độ thấp, góc chiếu tia sáng Mặt trời quanh năm lớn, nên nhiệt độ trung bình năm cao (ở đồng bằng vượt trên 25°c, ở miền núi trên 23°C).
Câu 4
Vì sao mùa khô ở miền Nam diễn ra gay gắt hơn so với hai miền phía Bắc?
Trả lời
Mùa khô ở miền Nam diễn ra gay gắt hơn so với hai miền phía Bắc vì:
+ Vào mùa khô (thời kì từ tháng 11 đến tháng 4), miền Nam chịu tác động mạnh của Tín phong đông bắc (tính chất khô), trong điều kiện nền nhiệt vẫn cao.
+ Vào thời kì này, hai miền phía Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa
đông bắc, với tính chất lạnh khô vào đầu mùa đông và lạnh ẩm ’ vào nửa sau mùa đông, nền nhiệt thấp hơn và có mưa phùn, nên tính chất khô không gay gắt như ở miền Nam.
Câu 5
Chế độ mưa ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ khác nhau như thế nào?
Trả lời
Chế độ mưa ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ không đồng nhất.
+ Ớ khu vực duyên hải Nam Trung Bộ:
Mùa mưa đến muộn và tập trung trong thời gian ngắn (vào các tháng 10, 11).
Mùa khô kéo dài, nhiều nơi bị hạn hán gay gắt, nhất là ở cực nam duyên hải Nam Trung Bộ.
+ ở Nam Bộ và Tây Nguyên:
Mùa mưa kéo dài 6 tháng, từ tháng 5 đến tháng 10.
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, thường bị thiếu nước nghiêm trọng.
Câu 6
Trình bày những tài nguyên chính của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Trả lời
Những tài nguyên chính của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ:
Tài nguyên đất: Đất phù sa ở đồng bằng Nam Bộ và các đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ có giá trị để trồng lúa, hoa màu.... đất đỏ ba dan ở Tây Nguyên có giá trị để trồng cây công nghiệp lâu năm.
Tài nguyên khí hậu: Lượng nhiệt và ánh sáng dồi dào, lượng mưa và độ ẩm không khí lớn thích hợp phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, du lịch và giao thông quanh năm. Các vùng cao ở Tây Nguyên có khí hậu mát (Lâm Đồng, Ngọc Linh) thích hợp cho du lịch an dưỡng.
Tài nguyên biển: đa dạng và có giá trị lớn, gồm thủy sản, muối
biển, khoáng sản (dầu khí, cát trắng, ôxit titan...), cảnh quan biển đảo	 có điều kiện phát triển nhiều ngành kinh tế biển.
Tài nguyên rừng: Rất phong phú với nhiều kiểu loại sinh thái, với nhiều loài sinh vật quý hiếm, có giá trị lớn kinh .tế - xã hội và môi sinh
Câu 7
Quan sát các hình 41.1, 43.1 và kiến thức đã học, hãy lập bảng so sánh những nét khác biệt cơ bản giữa hai đồng bằng: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Trả lời
Những khác biệt của đồng bằng sông Hòng so với đồng bằng sông Cửu Long.
Những khác biệt cơ bản
Đổng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Cửu Long
Diện tích
Gần 15 nghìn km2.
Gần 40 nghìn km2.
Hình dạng
Tam giác.
Hình thang, quá trình bồi đắp còn diễn ra nhanh, nhất là ở mũi Cà Mau.
Địa hình
Tương đối bằng phảng, có các đồi núi thấp và các ô trũng.
Thấp và bằng phẳng hơn đồng bằng sông Hồng.
Đất đai
Có đất phù sa ven sông, đất trong đê, đât bạc màu ở vùng rìa.
Diện tích đàt phèn, đất mặn chiếm tỉ lệ lớn.
Khí hậu
Có mùa đông khá lạnh, thời tiết thường biến động, thường bị bão.
Nóng quanh năm, thời tiết tương đối ổn định, ít khi bị bão.
Sông ngòi
Khá dày đặc, chế độ nước thất thường, lũ lên nhanh.
Dày đặc, chế độ nước tương đối điều hòa, lũ từ từ.
Tài nguyên
Khoáng sản: có trữ lượng lớn than nâu, ngoài ra còn có sét xây dựng, đá vôi.
Khoáng sản có sét xây dựng, than bùn.
Tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng hơn đồng bằng sông Hồng, nhất là tài nguyên thủy sản.
Câu 8
Hãy lập bảng so sánh đặc điểm tự nhiên của hai miền: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ và miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ theo mẫu dưới đây:
Yếu tô' tự nhiên
Miên băc và Đông băc Bắc Bộ
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Địa chất - địa hình
Khí hậu - thủy sản
Đất Sinh vật
Bảo vệ môi trường
Câu 9
Hãy nêu một số vùng chuyên canh lớn về lúa gạo, cao su, cà phê, cây ăn quả ở miền Nam nước ta hiện nay và cho biết hoàn cảnh sinh thái của những vùng đó?
Trả lời
+ Lúa gạo: An Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Long An....
+ Cây ăn quả: Bến Tre (sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, mận, nhãn, bưởi, chanh...), Tiền Giang (xoài, vú sữa, nhãn....), Bình Dương (sầu riêng, chôm chôm...).
-> Các vùng trên (trừ Bình Dương) có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước ngọt dồi dào, khí hậu nóng ẩm quanh năm và thời tiết ổn định. Riêng Bình Dương có đất đỏ badan cũng rất thích hợp để trồng nhiều loại cây ăn quả lâu năm.
+ Cao su, cà phê: Đông Nam Bộ (Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương...), Tây Nguyên (Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai...).	.
-> Có đất đỏ badan màu mỡ, phân bố tập trung thành vùng lớn trên bề mặt các cao nguyên (Tây Nguyên) hay các vùng đồi lượn sóng (Đông Nam Bộ), khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động.
ĩĩ. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (khoanh tròn chỉ một chữ cái trước đáp án chọn).
Câu 1
Về diện tích, miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ chiếm:
Gần 1/3 diện tích của cả nước.
Khoảng 1/3 diện tích của cả nước.
Hơn 1/2 diện tích của cả nước.
Khoảng 1/2 diện tích của cả nước.
Câu 2
Mùa khô ở miền Nam diễn ra gay gắt hơn so vói hai miền phía Bắc vì:
Vị trí ở gần xích đạo hơn.
Không có mùa lạnh.
Chịu ảnh hưởng mạnh của gió Lào (gió hơn Tây Nam).
D. Không có các khối khí ẩm thổi đến.
Câu 3
Khu vực nào có mùa mưa đến muộn và tập trung vào các tháng 10, 11? A. Nam Trung Bộ.	B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Tây Nguyên.	D. Nam Bộ.
Câu 4
Cao nguyên nào không thuộc Tây Nguyên?
A. Lâm Viên. B. Di Linh. c. Đồng Văn. D. Mơ Nông.
Câu 5
Loại khoáng sản nào có trữ lượng lớn ở Tây Nguyên?
A. Than bùn. B. Dầu, khí. c. Ti tan. D. Bô xít.
Câu 6
So với đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng có lợi thế hơn về:
Quy mô diện tích đất nông nghiệp.
Nguồn nước tưới của sông ngòi.
Điều kiện để trồng nhiều loại cây cận nhiệt và ôn đới.
D. Điều kiện đề nuôi trồng thủy sản.
Câu 7
Tĩnh nào nổi tiếng về cây ãn quả ở Nam Bộ?
A. Bến Tre. B. An Giang. c. Long An. D. Bạc Liêu.
Câu 8
Tỉnh nào dưới đây nổi tiếng về cây cà phê?
A. Bình Dương.	B. Đắk Lắk.
Kon Turn.	D. Đồng Nai.
Câu 9
Ý nào không đúng về miền Nam Trung Bộ?
Có các cao nguyên ba dan rộng lớn.
Có các dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam.
Trên các cao nguyên cao, khí hậu mát, có thể trồng được một số cây cận nhiệt.
D. Tài nguyên rừng phong phú, có nhiều loại sinh vật quý hiếm.
Câu 10
Điều gì không đúng về bờ biển Nam Trung Bộ?
Có nhiều vũng vịnh nước sâu, kín đáo thích hợp để lập cảng.
Có nhiều bãi tắm thích hợp cho du lịch tắm biển.
Quá trình bồi đắp còn diễn ra mạnh, nhất là ở bờ biển cực nam của vùng.
Có nhiều bãi cát lớn nhưng ít rừng ngập mặn.
III. Nôi địa danh (bên A) đúng với khu vực (bên B)
A. Địa danh
B. Thuộc khu vực.
1. Ngọc Linh, Đà Lạt, Chư Yang Sin.
a. Nam Bộ.
2. Cam Ranh, Hội An, Mũi Né.
b. Tây Nguyên.
3. u Minh, Thất Sơn, Gò Công.
c. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Điền ô chữ
Hàng dọc (kí hiệu I): Tên sông phát nguồn từ nam Tây Nguyên chảy qua thành phố Hồ Chí Minh.
Hàng ngang:
Tên tĩnh có vườn quốc gia Tràm Chim.
Tên cao nguyên ở phía cực bắc Tây Nguyên.
Tên ngọn núi cao nhất ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Tên bãi tắm nổi tiếng của tỉnh Bình Thuận.
Tên vịnh biển lớn của tỉnh Khánh Hòa.
g. Nơi có nhiều than bùn thuộc tỉnh Cà Mau.
I