Giải Địa Lý lớp 8 Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam

  • Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam trang 1
  • Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam trang 2
  • Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam trang 3
  • Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam trang 4
  • Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam trang 5
Bài 28. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM
I. CÂU HỎI Tự LUẬN
Câu 1
Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì? Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở những mặt nào?
Trả lời
+ Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là: Nóng ẩm, mưa nhiều, phân hóa đa dạng, diễn biến phức tạp.
+ Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở:
- Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm: Nhiệt độ trung bình năm của không khí trên 21°c, độ ẩm tương đối trên 80%, lượng mưa đạt 1.500 - 2.000mm/năm.
Tính chất phân hóa, đa dạng và thất thường:
Phấn hóa, đa dạng: Khí hậu nước ta thay đổi theo mùa và theo vùng (từ thấp lên .cao, từ bắc vào nam, từ đông sang tây).
Thất thường: Năm mưa nhiều, năm mưa ít, năm rét sớm, năm
rét muộn, năm rét nhiều, năm rét ít	
Câu 2
Khí hậu nước ta có những đặc điểm trên là do ảnh hưởng của những nhân tố nào?
Trả lời
Khí hậu nước ta có những đặc điểm trên do chịu ảnh hưởng của những nhân tố:
+ Vĩ độ: Nước ta nằm trong miền vĩ độ thấp, hàng năm lãnh thổ nhận được lượng bức xạ Mặt trời lớn, số giờ nắng nhiều -» nhiệt độ không khí cao.
+ Gió mùa: Tạo nên sự phân hóa mùa trong năm, hoạt động của gió mùa không ổn định -> tính thất thường của thời tiết.
+ Địa hình: Góp phần quan trọng tạo nên sự phân hóa khí hậu theo vùng, miền.
+ Các nhân tố khác:
Biển Đông: góp. phần làm tăng lượng mưa, điều hòa khí hậu.
Bão, áp thấp nhiệt đới, nhiễu loạn của khí quyển toàn cầu với các hiện tượng En Ninô và La Nina làm tăng tính đa dạng và thất thường của khí hậu nước ta.
Câu 3
Em hãy nêu biểu hiện tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của-khí hậu nước ta.
Trả lời
Biểu hiện tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta:
Nhiệt độ trung bình năm của không khí trên cả nước đều vượt . 21°C, số giờ nắng đạt từ 1400 - 3000 giờ trong một năm.
Độ ẩm tương đối của không khí trên 80%, lượng mưa đạt 1.500- 2.000mm/năm.
Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió: mùa đông lạnh khô với gió mùa đông bắc và mùa hạ nóng ẩm với gió mùa tây nam.
Câu 4
Dựa vào bảng 31.1. Nhiệt độ và lượng mưa các trạm Hà Nội, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh (SGK).
Tính nhiệt độ trung bình năm và tổng lượng mưa trong năm của ba địa điểm.
Hãy cho biết những tháng nào có nhiệt độ không khí giảm dần từ nam ra bắc và giải thích vì sao?
Trả lời
a. Tính nhiệt độ trung bình năm và tổng lượng mưa trong năm của ba địa điểm
Địa điểm
Nhiệt độ TB năm
Tổng lượng mưa năm
Hà Nội
Huế
Thành phố Hồ Chí Minh
b. Các tháng có nhiệt độ không khí giảm dần từ nam ra bắc là: Tháng 1, tháng 2, tháng 3, tháng 4, tháng 10, tháng 11, tháng 12.
* Nguyên nhân:
Do các bức chắn của các dãy núi Hoành Sơn, Bạch Mã đối với gió mùa đông bắc nên phía nam hầu như không bị ảnh hưởng của gió đông bắc.
Càng vào nam, góc chiếu tia mặt trời càng lớn nên nhiệt độ không khí càng tăng.
Câu 5
Nước ta có mấy miền khí hậu? Nêu đặc điểm khí hậu từng miền.
Trả lời
Trên cả nước, khí hậu nước ta có sự phân hóa theo không gian và thời gian, hình thành 4 miền khí hậu với đặc điểm riêng của từng miền:
Miền khí hậu
Phạm vi
Đặc điểm khí hâu
Phía Bắc
Từ Hoàng Sơn (18°B) trở ra.
+ Có mùa đông lạnh tương đối ít mưa, nửa đầu mùa đông, hanh khô, nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt.
+ Mùa hè nóng và mưa nhiều.
Phía Nam
Gồm Nam Bộ và Tây Nguyên.
+ Khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, nhiệt độ cao quanh năm.
+ Có mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc.
Đông
Trường Sơn
Gồm phần lãnh thổ Trung Bộ phía đông dãy Trường Sơn (từ Hoành Sơn tới mũi Dinh).
Có mùa mưa lệch về thu đông.
Biển Đông Việt Nam
Mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
Câu 6
Em hãy cho biết những nhân tố chủ yếu nào đã làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường?
Trả lời
Những nhân tố chủ yếu làm cho thời tiết nước ta đa dạng và thất thường là:
+ Địa hình: Sự đa dạng của địa hình, nhất là độ cao và hướng các dãy núi lớn đã góp phần quan trọng hình thành nhiều vùng khí hậu, nhiều kỉểu khí hậu trên lãnh thổ.
+ Gió mùa: Hoạt động của hai mùa gió khác nhau về hướng và tính chất tạo nên sự phân hóa khí hậu Bắc - Nam.
+ Vĩ độ: Lãnh thổ kéo dài qua 15 vĩ độ: phía nam khí hậu có tính chất cận xích đạo, phía bắc khí hậu có tính chất cận chí tuyến.
Câu 7
Hãy nêu ảnh hưởng của gió mùa đối với khí hậu nước ta.
Trả lời
Do ảnh hưởng của gió mùa, khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt, phù hựp với hai mùa gió:
+ Miền khí hậu phía bắc: Có mùa đông lạnh và mưa ít với gió mùa đông bắc, mùa hạ nóng và nhiều mưa với gió mùa tây nam.
+ Miền khí hậu phía nam: Có mùa mưa với gió mùa tây nam, mùa khô sâu sắc vào thời kì hoạt động của gió mùa đông bắc.
Câu 8
Hãy nêu những thuận lợi, khó khări của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở nước ta.
Trả lời
+ Những thuận lợi:
- Sản xuất nông nghiệp có thể hoạt động quanh năm, có điều kiện để thâm canh tăng vụ.
Có thể sản xuất nhiều loại nông sản với cơ cấu mùa vụ khác nhau theo vùng miền.
+ Những khó khăn:
Phải tốn kém nhiều để làm thủy lợi, chi phí nhiều cho việc phòng chống dịch bệnh.
Sản xuất nông nghiệp mang nhiều tính bấp bênh do tai biến thiên nhiên thường xảy ra.
CÂU HỎI TRĂC NGHIỆM (Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước đáp án chọn)Câu 1
Địa điểm nào có nhiệt độ không khí trung bình năm cao hơn cả?
Hà Nội.	B. Huế.
Đà Lạt.	D. Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 2
Địa điểm nào có lượng mưa hàng năm cao hơn cả?
Bắc Quang (Hà Giang).	B. Thành phố Hồ Chí Minh,
c. Huế (Thừa Thiên - Huế).	D. Hòn Ba (Quảng Nam).
Câu 3
Có mùa lạnh mưa ít, mùa nóng mưa nhiều là đặc điểm của:
Miền khí hậu phía Bắc. •
Miền khí hậu phía Nam.
c. Miền khí hậu Đông Trường Sơn.
D. Miền khí hậu biển Đông.
Câu 4
Có mùa mưa lệch hẳn về thu - đông là đặc điểm của miền khí hậu: A. Phía Bắc.	B. Phía Nam.
c. Đông Trường Sơn. “ D. Biển Đông.
Câu 5
Hoạt động kinh tế nào chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiều hơn cả? A. Sản xuất công nghiệp. B. Sản xuất nông nghiệp, c. Du lịch.	D. Giao thông vận tải.